Cân bằng sau quyết định của Fed, giá vàng phục hồi nhẹ phiên cuối tuần

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng nhẹ trong bối cảnh trên thị trường thế giới, giá kim loại quý quay đầu phục hồi nhờ đồng USD suy yếu.

Khảo sát đầu giờ sáng nay (17/12), giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang ở ngưỡng 66,2 – 67 triệu đồng/lượng, tăng 150 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với giá khảo sát sáng qua. Chênh lệch giá mua vào - bán ra vẫn ở ngưỡng 800 nghìn đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng DOJI bán lẻ tại Hà Nội cũng tăng 100 nghìn đồng/lượng ở mỗi chiều mua bán, đang niêm yết ở mức 66 – 66,9 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua vào - bán ra ở mức 900 nghìn đồng/lượng.

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng nhẹ trong bối cảnh trên thị trường thế giới, giá kim loại quý quay đầu phục hồi nhờ đồng USD suy yếu; khép lại tuần đón quyết định tăng lãi suất lần thứ 7 liên tiếp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Quảng cáo

Hiện giá vàng giao ngay trên Kitco ở mức 1.793 USD/ounce, tăng 16 USD, tương đương 0,9% so với chốt phiên trước. Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 51,2 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 15 triệu đồng/lượng.

Dù đang được hưởng lợi khi đồng bạc xanh yếu đi, nhưng giá vàng thế giới vẫn ghi nhận tuần sụt giảm sau khi một số ngân hàng trung ương báo hiệu cần thêm những đợt tăng lãi suất khác để kìm hãm áp lực lạm phát.

Lợi suất trái phiếu tại châu Âu nhảy vọt sau thông điệp cứng rắn từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khi cơ quan này đã tăng lãi suất thêm 50 điểm phần trăm ngày 15/12 vừa qua. Tương tự, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng tăng lãi suất thêm 50 điểm phần trăm. Nhiều dự báo cho rằng các ngân hàng này sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất nữa, tương tự hành động của Fed.

Vàng được coi là một hàng rào chống lại lạm phát, nhưng lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lợi suất như vàng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến hết quý III/2024

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2024 được 29 ngân hàng đã công bố (không bao gồm Agribank), tổng tài sản của các ngân hàng này đạt hơn 16,2 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2023. Trong đó, 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, gồm: BID

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh: Loạt cổ phiếu tăng vọt sau "tin vui" cổ tức, một mã bứt phá 82% sau một tuần

Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB ngay trong tháng 12

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại; hoàn thiện phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong tháng 12 năm 2024.

“Vụ việc SCB không thuộc phạm vi của kiểm toán nhà nước” Đình chỉ 4 cán bộ kiểm toán Deloitte Việt Nam liên quan vụ SCB

Ngân hàng Nhà nước ban hành một loạt quyết định về lãi suất tiền gửi

Nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các Thông tư quy định về lãi suất tiền gửi, ngày 01/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các Quyết định 2410/QĐ-NHNN và 2411/QĐ-NHNN quy định về lãi suất tiền gửi trong đó chỉnh sửa căn cứ pháp lý ban hành và không thay đổi các mức lãi suất tiền gửi.

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất? Nhân viên ngân hàng nào có thu nhập cao nhất?

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua