Các tỷ phú bất động sản rời công ty: Thời vàng son của bất động sản Trung Quốc đã qua?

Hãng tin Bloomberg cho biết, trong 2 năm qua, các nhà phát triển bất động sản ở Trung Quốc liên lục phải nghe các tin tức xấu.

Các tỷ phú rời bỏ công ty bất động sản

Hãng tin Bloomberg đưa tin, cuộc khủng hoảng tín dụng trong ngành địa ốc nước này đã dẫn tới những vụ vỡ nợ, các dự án đình trệ, và cổ phiếu và trái phiếu bất động sản không ngừng bị bán tháo. Giờ đây, xuất hiện một hiện tượng mới: những tỷ phú sáng lập ra các công ty bất động sản rời bỏ công ty.

Bà Wu Yajun của Longfor Group Holdings Ltd. đã từ chức giám đốc điều hành và chủ tịch công ty vào cuối tuần trước, ngay sau khi giám đốc Pan Shiyi của Soho China Ltd cũng từ chức. Bà Wu đã viện dẫn lý do vì sức khỏe nhưng thời điểm khi vụ từ chức của bà xảy ra không khỏi khiến các nhà phân tích phải “giật mình”.

Giám đốc đầu tư quỹ tại Metaverse Securities ở Hồng Kông Kakei Lam cho biết: “Rất có thể chúng ta sẽ thấy nhiều nhà sáng lập các công ty bất động sản của Trung Quốc Đại lục từ bỏ vai trò quan trọng trong công ty của họ. Thời điểm vàng son của bất động sản Trung Quốc đã không còn, và họ có lẽ không thấy mình có thể làm được gì để giúp công ty.”

Động thái bất ngờ của bà Wu Yajun đã khiến cổ phiếu và trái phiếu của Longfor lao dốc vào đầu tuần này, ngay cả khi gia đình bà Wu đã chi 3,6 triệu USD để mua cổ phiếu nhằm củng cố niềm tin thị trường và công ty đã hoàn trả sớm một phần của một khoản vay sắp đáo hạn.

Việc nhà sáng lập kiêm Chủ tịch rời công ty làm gia tăng mối lo rằng Longfor - công ty đang có điểm tín nhiệm cao nhất trong số các doanh nghiệp bất động sản tư nhân của Trung Quốc - sẽ không thể dựa vào vị thế này để vượt qua sóng gió hiện nay trên thị trường.

26847578315461-5964.jpg

Các vấn đề về sức khỏe của bà Wu

Từng là người phụ nữ giàu có nhất Trung Quốc, bà Wu đã mất 2/3 tài sản trong năm nay và có thể sớm bị loại khỏi xếp hạng Bloomberg Billionaires Index – danh sách 500 người giàu nhất thế giới. Ở thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ 31/10, bà sở hữu khối tài sản ròng trị giá 4,6 tỷ USD.

Quảng cáo

Trong khi vụ từ chức của bà Wu đã gây ra cơn sốc trên thị trường, thì người phụ nữ 58 tuổi này cho biết, bà đã có kế hoạch chuẩn bị cho người kế nhiệm mình trong vòng 3 năm. Bà cho biết bà học theo tỷ phú He Xiangjian, nhà sáng lập hãng thiết bị gia dụng Midea Group - người đã chuyển quyền điều hành công ty cho một nhóm nhà quản lý chuyên nghiệp từ cách đây 1 thập kỷ.

Trong một cuộc trao đổi hồi cuối tuần trước, bà Wu nói với các nhà đầu tư rằng bà đã mắc bệnh tiểu đường và bệnh liên quan đến tuyến giáp trong nhiều năm và ban đầu bà định tuyên bố từ chức sau khi công bố báo cáo doanh thu gần đây nhất của Longfor vào hồi tháng 8, truyền thông nhà nước đưa tin. Sau đó, bà quyết định đã hoãn lại kế hoạch này để chờ thời điểm tốt hơn và đề cập đến việc công ty đã mua một số lô đất vào tháng 9.

Giám đốc điều hành Longfor Chen Xuping kế nhiệm bà Wu làm chủ tịch. Ông Chen Xuping đã đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành công ty từ hồi tháng 3. Bà Wu cam kết sẽ tiếp tục là nhà tư vấn phát triển chiến lược để hỗ trợ mô hình kinh doanh và tìm kiếm các cơ hội phát triển, Bloomberg trích dẫn thông báo từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho hay.

0x0-2986.jpg

Bà Wu Yajun

“Việc bán tháo cổ phiếu của Longfor phản ánh sự nghi ngờ của thị trường về khả năng liệu người kế nhiệm công ty có thể duy trì các kế hoạch phát triển của mình trong tương lai hay không,” chuyên gia Kakei Lam cho biết.

Được biết đến là một trong những nữ doanh nhân tự lập tự cường hàng đầu ở Trung Quốc, bà Wu đã đánh mất danh hiệu người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc của mình sau khi ly hôn vào năm 2012 và chuyển nhượng cho chồng cũ hơn 1/3 số cổ phiếu Longfor mà họ đang cùng nắm giữ.

Công ty Longfor

Công ty Longfor được niêm yết trên sàn chứng khoán ở Hồng Kông từ năm 2009 và được xem là một doanh nghiệp mạnh của ngành bất động sản Trung Quốc vì đáp ứng được “3 giới hạn đỏ” mà Chính phủ Trung Quốc đề ra để kiểm soát hoạt động vay nợ của các công ty địa ốc. Ở nửa đầu năm nay, Longfor là một trong số ít các công ty bất động sản Trung Quốc có doanh thu tăng trưởng và trả cổ tức bằng tiền mặt.

Tuy nhiên, trước triển vọng xấu đi của kinh tế Trung Quốc, cùng với chính sách chống dịch Zero COVID của nước này và các kênh vốn bị siết chặt, niềm tin của các nhà đầu tư vào triển vọng tăng trưởng của Longfor đã bị sứt mẻ. Việc bà Wu từ chức chủ tịch công ty càng khiến cho tình hình thêm xấu.

“Chúng tôi lo ngại rằng vụ từ chức này có thể ảnh hưởng đến niềm tin của những người nắm giữ lợi ích liên quan đến Longfor, chẳng hạn các nhà cung cấp, người mua nhà, và các tổ chức cho vay”, báo cáo của ngân hàng UBS nhận định, cho rằng điều đó có thể gia tăng áp lực đối với thanh khoản của công ty.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria