Các ngân hàng trung ương châu Á có thể gặp rủi ro khi bảo vệ đồng nội tệ

Các ngân hàng trung ương trên khắp châu Á ngày càng sử dụng những công cụ phái sinh để bảo vệ đồng nội tệ của họ trước sức mạnh của đồng USD.

vna-potal-ngan-hang-trung-uong-an-do-giam-manh-lai-suat-stand-20250218214945.jpg
Logo của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ tại Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Điều này đang làm dấy lên câu hỏi về tính bền vững của chiến lược này và những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.

Quảng cáo

Theo dữ liệu mới nhất, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI, ngân hàng trung ương) ghi nhận mức kỷ lục về bán ròng đồng USD, đạt 68 tỷ USD vào tháng 12/2024. Điều này có nghĩa là RBI cam kết bán một lượng USD nhất định vào một thời điểm trong tương lai với mức giá đã được định trước. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) cũng ghi nhận lượng bán ròng USD lên đến 19,6 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2015.

Sự gia tăng các lệnh bán ròng đồng USD cho thấy các ngân hàng trung ương đang thay đổi chiến lược để bảo vệ đồng nội tệ của họ. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ phái sinh, bên cạnh những giao dịch ngoại tệ thông thường đang gây lo ngại rằng áp lực bán ròng đồng USD có thể chỉ bị trì hoãn thay vì giải quyết dứt điểm.

Về lý thuyết, sự sụt giảm gần đây của đồng USD đã mang lại cho các ngân hàng trung ương một cơ hội để "hoãn" các biện pháp can thiệp mạnh tay. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy bỏ hoặc hoãn áp thuế đối với Canada, Colombia và Mexico làm dấy lên nghi ngờ rằng liệu ông có thực hiện những cảnh báo về áp dụng thuế quan hay không. Chỉ số đồng USD đã giảm khoảng 1,7% kể từ đầu năm 2025 đến nay.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang thay đổi chiến lược. Thống đốc RBI, ông Sanjay Malhotra, dường như đang áp dụng cách tiếp cận linh hoạt hơn trong việc quản lý tỷ giá. Theo các chuyên gia chiến lược, RBI đang thực hiện các hoạt động để tăng cường thanh khoản trên thị trường nội địa. Dù vậy, những lợi thế của việc sử dụng biện pháp bán ròng đồng USD có thể khiến chiến lược này tiếp tục phổ biến đối với các ngân hàng trung ương.

Chuyên gia Aaron Hurd, một nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại State Street Global Advisors cho rằng ông không thấy có nhiều nhược điểm khi sử dụng biện pháp bán ròng đồng USD. Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo các ngân hàng trung ương cần thận trọng khi sử dụng biện pháp này.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Hội nghị Nhà đầu tư HDBank: Bứt phá kinh doanh số cho mục tiêu trên 20.000 tỷ lợi nhuận

Ngày 18/02/2025, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) vừa tổ chức thành công Hội nghị Nhà đầu tư cập nhật kết quả kinh doanh năm 2024 và triển vọng năm 2025.

TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki

Thị trường không có rung lắc trong phiên đáo hạn phái sinh tháng 2

Dù có trạng thái tăng "gap up", sắc xanh của VN-Index vẫn được duy trì cho tới hết phiên giao dịch. Sự kiện đáo hạn phái sinh tháng 02/2025 hầu như không tạo ra ảnh hưởng rõ ràng lên thị trường.

Khối ngoại đảo chiều sau 12 phiên bán ròng, nhiều cổ phiếu thị trường tăng trần Khi nào khối ngoại dừng đà bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

Giá vàng chạm mức “đỉnh” mới do lo ngại về chính sách thuế của Tổng thống Mỹ

Giá vàng tại thị trường châu Á tăng lên mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch 20/2, khi giới đầu tư tìm đến kim loại quý như một kênh trú ẩn an toàn trước lo ngại kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ.

Giá vàng châu Á giảm do hoạt động chốt lời, đàm phán hòa bình Ukraine Giá vàng thế giới giằng co

VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng lớn đã được hưởng lợi từ sự phục hồi vay mua nhà, trong khi ngân hàng nhỏ vẫn chịu áp lực nợ xấu và chi phí tín dụng cao. Năm 2025, triển vọng ngành được kỳ vọng tích cực hơn.

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng Các ngân hàng trung ương châu Á có thể gặp rủi ro khi bảo vệ đồng nội tệ Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Khi nào khối ngoại dừng đà bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

“Chừng nào FED chưa có dấu hiệu thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ một cách mạnh mẽ, dòng vốn ngoại vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại các thị trường cận biên như Việt Nam”, chuyên gia VNDRIECT dự báo.

Phiên 18/2: Khối ngoại tiếp chuỗi "xả hàng" 12 phiên liên tiếp, ngược chiều gom hơn trăm tỷ một mã chứng khoán Khối ngoại đảo chiều sau 12 phiên bán ròng, nhiều cổ phiếu thị trường tăng trần