Dự trữ ngoại tệ toàn cầu giảm sâu khi loạt quốc gia phải cứu đồng nội tệ

Dự trữ của Nhật trong vòng 1 năm tính đến cuối năm 2022 giảm ước tính khoảng 13% xuống 1,23 nghìn tỷ USD và như vậy có năm giảm đầu tiên trong 6 năm.

Dự trữ ngoại tệ toàn cầu giảm 10% trong 9 tháng đầu năm ngoái khi mà nhiều nước như Nhật bắt buộc phải chi ra nhiều ngoại tệ nhằm ổn định tỷ giá đồng tiền trong bối cảnh đồng USD tăng giá mạnh.

Tổng dự trữ ngoại hối toàn cầu ở thời điểm cuối tháng 9/2022 ở mức khoảng 11,6 nghìn tỷ USD, dự trữ như vậy rơi xuống mức dưới 12 nghìn tỷ USD lần đầu tiên từ tháng 3/2020, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

“Nhiều khả năng nó phản ánh cho việc các nước bán ra dự trữ, chủ yếu là đồng USD, để vực dậy tỷ giá đồng tiền của họ”, theo ông Yoshimasa Maruyama – chuyên gia tại công ty chứng khoán SMBC Nikkei Securities.

Dự trữ của Nhật trong vòng 1 năm tính đến cuối năm 2022 giảm ước tính khoảng 13% xuống 1,23 nghìn tỷ USD và như vậy có năm giảm đầu tiên trong 6 năm, mức hạ sâu nhất tính từ năm 2001, theo số liệu công bố của chính phủ Nhật.

Khi mà đồng yên sụt giá mạnh trong tháng 9 và tháng 10/2022, đã có lúc xuống mức 151 yên/USD, chính quyền Tokyo đã bán những tài sản được định giá bằng đồng USD để lấy đồng yên nhằm ngăn chặn sự suy giảm.

Sự sụt giảm về dự trữ ngoại hối lấy đi một nguồn tài chính quan trọng không phải chỉ dành riêng cho những hoạt động can thiệp kiểu như vậy mà còn dành cho việc trả nợ nước ngoài, nó có thể khiến cho các nước dễ chịu tổn thương từ các biến động kinh tế. Dù rằng thị trường tiền tệ hiện đã ổn định, rủi ro đồng USD tăng giá nhảy vọt vẫn còn, nhiều nước sẽ có thể lại tiếp tục lâm vào khó khăn.

Quảng cáo

Có những nước hiện đang trong tình cảnh vô cùng khó khăn ví như Sri Lanka, dự trữ của nước này đã giảm đến 40% trong khoảng thời gian từ cuối năm 2021 cho đến tháng 11/2022, theo số liệu của IMF. Sự suy giảm về du lịch cũng gây ra tình trạng sụt giảm của dự trữ ngoại tệ. Nhóm các nước châu Á vốn nghèo tài nguyên cũng chứng kiến sự suy giảm mạnh, dự trữ của Hàn Quốc giảm 10% khi mà giới chức nước này cố gắng vực dậy đồng won.

Xu thế này tại một số nước đang bắt đầu thay đổi, sự tăng giá của đồng USD đã dịu đi trong vài tháng gần đây.

Dự trữ ngoại hối của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm đáng kể khi mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan kiên quyết giữ nguyên mục tiêu nới lỏng chính sách tiền tệ để giữ tỷ giá đồng lira ở mức thấp. Một khi áp lực lên loại tiền này giảm đi, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bằng mọi cách để khôi phục dự trữ này và đến cuối năm 2022, dự trữ còn cao hơn so với thời điểm cuối năm 2021. Nam Phi cũng đã tăng cường xây dựng dự trữ.

Tuy nhiên, nhìn chung, dự trữ tiền tệ của các nước hiện vẫn đang ở ngưỡng thấp đáng kinh ngạc, nếu tính theo chỉ số ARA. Chỉ số này tính toán đến việc liệu dự trữ ngoại hối có đủ để bù đắp cho những sự sụt giảm.

Theo Viện Nghiên cứu Daichi Life của Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang có dự trữ tương đương khoảng 53% nhu cầu cần thiết, thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng 100 đến 150% của IMF.

Trung Quốc, nước hiện đang có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, đang có dự trữ tương đương khoảng 60% theo ngưỡng tính của ARA sau khi dự trữ giảm 4% trong khoảng thời gian từ cuối năm 2021 đến cuối tháng 11/2022.

Hiện đang xuất hiện những đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có thể bắt đầu hạ lãi suất ngay từ năm nay, như vậy sẽ khiến cho áp lực tăng giá của đồng USD giảm đi. Tuy nhiên đồng USD sẽ có thể tăng giá trở lại nếu lạm phát kéo dài hơn so với kỳ vọng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 11/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận rằng chiến lược thuế quan toàn cầu có thể gây ra những tác động ngoài dự kiến.

Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8%

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu

Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4) Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó, sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4.

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực