Các dự án thương mại và nghỉ dưỡng gặp khó, Novaland chuyển hướng bắt tay Hoàng Quân làm nhà ở xã hội

Động thái lấn sân sang mảng nhà ở xã hội của Novaland diễn ra trong bối cảnh nhiều dự án bất động sản thương mại, nghỉ dưỡng của doanh nghiệp đang gặp vướng mắc cần tháo gỡ và tồn kho bất động sản đang xây dựng dở dang cao kỷ lục.

Novaland và Hoàng Quân đặt mục tiêu sẽ bàn giao khoảng 3.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2024 (Ảnh minh họa)
Novaland và Hoàng Quân đặt mục tiêu sẽ bàn giao khoảng 3.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2024 (Ảnh minh họa)

Theo thỏa thuận, Novaland và Hoàng Quân sẽ cùng đóng góp tài chính, năng lực, kinh nghiệm, khai thác quỹ đất hiện có của cả hai bên để đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội tiềm năng tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Ngày 22/5, Công ty CP Tập đoàn đầu tư Địa ốc No Va (mã NVL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư, xây dựng các dự án nhà ở xã hội với Công ty CP Tư vấn thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (mã HQC).

Theo đó, Novaland và Hoàng Quân sẽ cùng đóng góp tài chính, năng lực, kinh nghiệm, khai thác quỹ đất hiện có của hai bên… và cùng các đơn vị khác kết hợp thế mạnh của nhau để hợp tác đầu tư xây dựng và phát triển các dự án nhà ở xã hội tiềm năng tại TP.HCM và các tỉnh thành như Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long…

nvl-8772.jpg
Lãnh đạo Novaland và Hoàng Quân ký kết hợp tác đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội - Ảnh: NVL

Đồng thời, các bên sẽ cùng nghiên cứu, hợp tác đầu tư xây dựng để phát triển các dự án phù hợp với nhu cầu, mục tiêu, định hướng phát triển kinh doanh của mỗi bên và phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng quỹ đất, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế địa phương nơi thực hiện dự án.

Dự kiến, trong năm nay, với sự nỗ lực cùng nguồn lực của các bên, khoảng 3.000 căn nhà ở xã hội sẽ được bàn giao tại nhiều địa phương; đồng thời các bên liên quan sẽ cùng triển khai nghiên cứu phát triển dự án nhà ở xã hội mới thuộc quỹ đất hiện có của Novaland trong thời gian tới. Qua đó, giải quyết được phần nào nhu cầu của các đối tượng chính sách xã hội và người lao động có thu nhập thấp.

Theo ông Dennis Ng Teck Yow, Tổng giám đốc Novaland, việc hợp tác lần này là dịp để các bên phát huy thế mạnh sẵn có của mình cũng như góp phần đưa giấc mơ an cư với giá thành hợp lý đến gần hơn với những người có thu nhập thấp.

Bên cạnh kế hoạch phát triển các dự án nhà ở xã hội, lãnh đạo Novaland cũng khẳng định sẽ tiếp tục triển khai xây dựng các dự án hiện hữu như Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, các dự án trung tâm TP.HCM… và bàn giao nhà theo từng giai đoạn cho khách hàng.

Novaland được biết đến là doanh nghiệp bất động sản chuyên phát triển các dự án thương mại cao cấp, nghỉ dưỡng và chưa tham gia vào phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, tại hội nghị với Thủ tướng về việc phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp trước đây, lãnh đạo Novaland từng tuyên bố sẵn sàng nhận nhiệm vụ phát triển 200.000 căn nhà ở xã hội tại các tỉnh phía Nam, trọng tâm là TP.HCM để góp phần hoàn thành mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra.

Nhiều dự án vẫn gặp vướng mắc, tồn kho cao kỷ lục

Động thái lấn sân sang mảng nhà ở xã hội của Novaland diễn ra trong bối cảnh nhiều dự án của doanh nghiệp đang gặp vướng mắc cần tháo gỡ. Đặc biệt mới đây đại dự án Aqua City của tập đoàn này đã phải tạm dừng xây dựng và bán hàng sau khi tái khởi động lại chưa được bao lâu.

Mặt khác, Novaland vẫn đang đối mặt với lượng tồn kho cao. Tại thời điểm cuối quý I/2024, hàng tồn kho của công ty ở mức cao kỷ lục 140.881 tỷ đồng, chiếm tới 59,57% tổng tài sản (236.480 tỷ đồng) song chủ yếu là các bất động sản đang xây dựng (chiếm hơn 93%), trong khi tồn kho bất động sản đã xây dựng hoàn thành và hàng hóa bất động sản đã hoàn thiện chờ bàn giao cho khách hàng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Tại ngày 31/3/2024, Novaland đã dùng 57.798 tỷ đồng giá trị hàng tồn kho làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay.

no-vay-novaland-693.png
Cơ cấu nợ vay của Novaland thời điểm cuối quý I/2024 - Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2024 của Novaland
Quảng cáo

Bên cạnh đó, nguồn vốn thực hiện các dự án của Novaland cũng chủ yếu từ đi vay khiến áp lực chi phí tài chính càng lớn. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn của Novaland tại thời điểm cuối quý I/2024, vốn chủ sở hữu ở mức hơn 44.700 tỷ đồng, còn nợ phải trả lên tới 191.778 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay tài chính ở mức 58.233 tỷ đồng. Doanh nghiệp này đang nợ ngân hàng 9.901 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu là 38.548 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lên tới 4,29 lần, trong đó nợ vay tài chính chiếm 30% tổng nợ phải trả.

Ngoài ra, trong bảng cân đối kế toán, lượng tiền mặt, tiền gửi và tương đương tiền của tập đoàn này đến cuối quý I còn khoảng 3.174 tỷ đồng, giảm 282 tỷ đồng so với đầu năm và chỉ chiếm hơn 1,3% tổng tài sản.

Hiện Novaland còn 75.170 tỷ đồng các khoản phải thu, chiếm 31,8% tổng tài sản, bao gồm 43.250 tỷ đồng phải thu ngắn hạn và 31.920 tỷ đồng phải thu dài hạn. Các khoản phải thu chủ yếu là tiền đặt cọc mua cổ phần, nhận chuyển nhượng vốn góp của các công ty mà tập đoàn đang đầu tư, khoản này sẽ được chuyển thành khoản đầu tư vào công ty con hay liên kết khi hoàn tất việc chuyển nhượng, bên cạnh đó là tiền hợp tác đầu tư phát triển dự án, tiền đặt cọc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và dự án.

Đến cuối quý I/2024, Novaland ghi nhận 26 tỷ đồng nợ khó đòi trong ngắn hạn và 105 tỷ đồng nợ khó đòi trong dài hạn.

Dòng tiền kinh doanh của Novaland đến cuối quý I/2024 đang âm 2.507 tỷ đồng do giảm các khoản phải trả. Để bù đắp dòng tiền, công ty đã tăng thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác (1.747 tỷ đồng), tăng thu hồi vốn góp vào đơn vị khác (350 tỷ đồng) và tăng vay mượn (702 tỷ đồng, tăng 12 lần), giảm trả gốc vay (545 tỷ đồng, giảm 75%, trong đó riêng tiền thanh toán trái phiếu là 173 tỷ đồng).

Đã đạt được thỏa thuận dàn xếp gói trái phiếu chuyển đổi trị giá 300 triệu USD

Dù bức tranh tình hình kinh doanh vẫn còn những gam màu tối nhưng tại đại hội đồng cổ đông năm 2024, lãnh đạo Novaland vẫn khá lạc quan trong việc hoạch định những mục tiêu, chiến lược phát triển. Đồng thời, đặt ra kế hoạch kinh doanh khá tham vọng cho năm 2024 với doanh thu hợp nhất 32.587 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.079 tỷ đồng, tăng lần lượt gấp 6,85 lần và 2,2 lần thực hiện năm 2023.

Kế hoạch này có thể là một thách thức với Novaland khi quý đầu năm doanh thu thuần của doanh nghiệp dù tăng 15% so với cùng kỳ, đạt hơn 697 tỷ đồng song vẫn lỗ sau thuế hơn 600 tỷ đồng. Đây cũng là mức lỗ lớn nhất của Novaland trong một quý.

Novaland kỳ vọng kết quả kinh doanh các quý còn lại sẽ khởi sắc hơn. Trong đó, doanh nghiệp xác định sẽ chú trọng phát triển các dự án tạo doanh thu chính trong năm nay như Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram và các dự án nhà ở tại TP.HCM. Việc xây dựng các dự án này đã được khởi động lại trong quý II/2023 và kỳ vọng sẽ giới thiệu quỹ sản phẩm mới ra thị trường từ quý IV/2024.

Ngoài ra, ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng tự tin vào khả năng trả nợ. Trong thông điệp gửi tới cổ đông, khách hàng và đối tác tại báo cáo thường niên, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Novaland khẳng định, đến thời điểm này, về cơ bản Novaland đã hoàn thành tái cấu trúc lại các khoản nợ vay và nợ trái phiếu trong và ngoài nước, tài sản của công ty vẫn cân đối với các khoản nợ. Đồng thời, ông bày tỏ sự lạc quan về triển vọng của công ty, khi cho rằng Novaland sẽ vượt qua mọi trở ngại.

Ngày 20/5 vừa qua, Novaland cũng thông báo đã nhận được sự đồng thuận của trái chủ về việc gia hạn thời hạn hoàn thành của thỏa thuận dàn xếp gói trái phiếu chuyển đổi trị giá 300 triệu USD, với lãi suất 5,25% và đáo hạn năm 2026 được quyền chuyển đổi thành cổ phần phổ thông của công ty.

Cụ thể, các trái chủ nắm giữ ít nhất 66% giá trị của trái phiếu đã đồng thuận dời ngày hoàn thành thỏa thuận đến ngày 10/6/2024.

Đây là gói trái phiếu chuyển đổi Quốc tế mà Novaland đã đạt được đồng thuận tái cơ cấu và nhận được phê duyệt từ Tòa thương mại quốc tế Singapore (SICC) vào cuối tháng 4 vừa qua.

Trong thông báo nói về lý do xin dời ngày hoàn thành thỏa thuận, Novaland cho biết tập đoàn cần thêm thời gian để hoàn tất các điều kiện tiên quyết, bao gồm, đăng ký hợp đồng sửa đổi với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và nhận được các phê duyệt hoặc đăng ký liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Novaland đã làm việc với các cơ quan có liên quan để có được sự chấp thuận cũng như xác nhận hoàn thành các thủ tục như đã chốt trước đó. Song, thủ tục và quy trình nhận được phản hồi và chấp thuận của các bên liên quan có thể kéo dài hơn dự kiến.

Vì vậy, công ty đã đề nghị dời ngày hoàn thành từ ngày 20/5/2024 đến ngày 10/6/2024 để kịp hoàn thành các điều kiện tiên quyết.

Theo đánh giá của Novaland, việc hoàn tất các thủ tục tái cấu trúc gói trái phiếu này trong thời gian tới sẽ giảm áp lực cho tập đoàn trong bối cảnh khó khăn chung cũng như các vướng mắc pháp lý đã gây nên nhiều thách thức cho thị trường bất động sản nói chung và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của Novaland trong thời gian qua nói riêng.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và giải thể tăng mạnh

Trong 9 tháng năm 2024, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước; doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể tăng 33,4% và đã hoàn tất thủ tục giải thể tăng 18,9%.

Xuất khẩu thị trường gần, doanh nghiệp thủy sản có nhiều lợi thế Doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8 giảm cả lượng và vốn

DNSE tiếp tục kiến tạo “Đường đua của những giấc mơ” DNSE Aquaman Vietnam 2024

DNSE Aquaman Vietnam 2024, giải đấu tiên phong mang tính biểu tượng của những người yêu thích hai môn phối hợp bơi – chạy sẽ trở lại vào tháng 12 tại Vũng Tàu. Với sự đầu tư kỹ lưỡng và nhiều trải nghiệm mới mẻ, giải đấu hứa hẹn mang đến một “Đường đua của những giấc mơ” khác biệt, đậm chất riêng.

Làm chủ thị trường chứng khoán phái sinh với cuộc thi trực tuyến của DNSE Chuỗi 3 phiên giảm khiến thị trường thất thoát hơn 20 điểm

EraBlue lãi 6 tháng liên tiếp, sếp Thế Giới Di Động nói chờ tín hiệu vui từ báo cáo tài chính quý III/2024

Lý giải việc báo cáo tài chính quý II/2024 của Đầu tư Thế Giới Di Động chưa ghi nhận khoản lãi của EraBlue, ông Đoàn Văn Hiểu Em cho biết báo cáo bên thị trường Indonesia đẩy về Việt Nam bị trễ một nhịp nên kết quả sẽ phản ánh vào báo cáo tài chính quý III/2024.

Lợi nhuận trên đà phục hồi, bao giờ MWG trở lại mức lãi kỷ lục? Đóng cửa hàng loạt để tìm điểm hoà vốn và có lãi, MWG “copy” mô hình thành công của Bách Hoá Xanh cho An Khang?

Làm thế nào để 30.000 doanh nghiệp vừa cùng "lớn"?

Để gia tăng số lượng "đàn sếu" của nền kinh tế và kéo theo lực lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đi lên, lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị Chính phủ tập trung hơn nữa các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa.

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp với tinh thần vướng ở đâu, tháo gỡ ở đó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng dành các gói tín dụng trị giá 405.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị tác động bởi cơn bão số 3

Giá vé máy bay Tết Nguyên đán tăng

Còn khoảng 4 tháng sẽ đến Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, giá vé máy bay các chặng từ miền Nam ra Bắc và miền Trung đều tăng. Mới đây, Cục Hàng không chỉ đạo các hãng sắp xếp cân đối nguồn lực vận tải, phối hợp đảm bảo nguồn cung tải phù hợp phục vụ giai đoạn

Các hãng hàng không mở bán lượng lớn vé máy bay Tết Nguyên đán 2025 Cứ 4 máy bay cất cánh lại có 1 chiếc bị "delay", tỷ lệ cất cánh đúng giờ chỉ đạt 74%

Phát Đạt chốt thời gian phát hành cổ phiếu hoán đổi khoản nợ 30 triệu USD

Phát Đạt dự kiến thực hiện chuyển đổi để hoán đổi khoản nợ 30 triệu USD vào ngày 15/11/2024, ngày chuyển đổi có thể gia hạn đến 23/3/2025 hoặc gia hạn chậm nhất đến ngày 23/4/2025.

Tiến độ ba dự án trọng điểm của Bất động sản Phát Đạt ra sao? Con gái Chủ tịch và lãnh đạo cấp cao Phát Đạt đồng loạt muốn bán ra hàng triệu cổ phiếu PDR

Gen Z “đổ xô” tham gia chương trình Back to School của Saymee

Chương trình "Back to School 2024: Mua SIM mê say - Trúng ngay laptop" do Saymee - Nhà mạng GenZ tổ chức đang bước vào giai đoạn cao trào. Hàng ngàn người chơi tham gia và có không ít giải thưởng đã tìm thấy chủ nhân đích thực. Danh sách những khách hàng

MobiFone Esports Unitour gây sốt cộng đồng sinh viên TP. Hồ Chí Minh chính thức cập bến 12 trường đại học Lấy khách hàng làm ưu tiên, MobiFone miền Nam không ngừng nỗ lực để khẳng định vị thế dẫn đầu

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình bất ngờ lên sóng Đài truyền hình Nhật Bản nói về ngành “hot” nhất thế giới

Trong phóng sự, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT đã có những chia sẻ về định hướng phát triển ngành bán dẫn của FPT cũng như tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực này.

FPT lên kế hoạch thành lập nhà máy AI tại Nhật Bản LPBank muốn mua 5% cổ phần FPT, số tiền dự chi gần 10 nghìn tỷ đồng

Siêu dự án 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam tăng tốc, “đại gia” dầu khí được dự báo lãi có thể vượt xa kế hoạch

Chứng khoán VCBS cho rằng cho rằng thông tin lô B chính thức triển khai sẽ giúp doanh nghiệp có sự cải thiện về doanh thu và lợi nhuận kể từ năm 2025 khi dự án này dần triển khai các công việc chính.

MWG, PVS, MBB, SBT, HPG được khối ngoại săn đón nhất tháng 4 PVS "góp lửa" cho sóng Dầu khí

Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục chậm trả lãi trái phiếu, luỹ kế gốc lãi lên hơn 4.500 tỷ đồng

Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã chậm thanh toán lãi trái phiếu HAGLBOND16.26 số tiền gần 137 tỷ đồng tại kỳ ngày 30/9/2024. Như vậy, cả gốc và lãi trái phiếu hiện lên hơn 4.500 tỷ đồng.

HAGL Agirco làm gì để khắc phục việc chứng khoán bị kiểm soát? Cổ phiếu HAGL, Thuduc House, An Phát Holdings tiếp tục bị HoSE giữ nguyên diện cảnh báo

Trung tâm Thông tin du lịch “bắt tay” Nestlé, cùng khai phá nguyên liệu vàng, vang danh ẩm thực Việt

Tiếp nối thành công của chương trình hợp tác năm 2023, mới đây, Trung tâm Thông tin du lịch - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và nhãn hàng MAGGI thuộc Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã công bố chương trình hợp tác năm 2024, trong khuôn khổ đề án “Biến Tấu Vạn Nguyên Liệu, Nấu Triệu Món Việt”, với nhiều điểm nhấn mới mẻ hấp dẫn.

Lần thứ 5 liên tiếp Nestlé VN được vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” Nestlé Việt Nam hỗ trợ gần 10.000 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn