Cả nhà đầu tư nội và ngoại đều "ngại" xuống tiền mua cổ phiếu

Việc hạ độ cao của chỉ số chứng khoán VN-Index đã đặt thị trường vào xu hướng điều chỉnh ngắn hạn. Quá trình này chưa thể rút ngắn khi thanh khoản yếu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phiên giao dịch hôm qua, nhờ nỗ lực của BID, VN-Index đã thu hẹp lại đà giảm cuối phiên thay vì mức giảm hơn 20 điểm. Tuy nhiên, thị trường về bản chất vẫn đang yếu hơn so với xu hướng của chứng khoán thế giới. CTCK SSI đánh giá, hiện xu hướng giảm ngắn hạn đang được xác nhận, VN-Index có thể phải kiểm định lại nền hỗ trợ tại 1.000 điểm.

Chất xúc tác

3 phiên giao dịch gần nhất, cán cân giao dịch của khối ngoại đều phản ánh tiền đã không vào thêm. Tính đến thời điểm hiện tại, giá trị mua ròng lũy kế vẫn gần như dậm chân tại chỗ với mức 6.200 tỷ đồng. Theo thống kê, trong vòng 1 tuần trở lại đây, chỉ một vài quỹ ETF như iShare và FTSE Vietnam mới nhận được trên 5 triệu USD.

Tình trạng rút tiền của các nhà đầu tư ngoại thực tế đang diễn ra trên diện rộng tại nhiều thị trường châu Á. Quy mô tại Việt Nam so với các thị trường ASEAN (Thái Lan, Phillipines, Malaysia, Indonesia), Ấn Độ , Đài Loan, Nhật Bản đang ghi nhận lượng tiền rút ra mạnh hơn kể từ đầu tuần này.

Trong khi đó, các biến số để thúc đẩy tiền nội đang có sự trái chiều nhau. Lãi suất liên ngân hàng hiện đã hạ nhiệt khá nhanh nhưng tỷ giá USD/VND lại tăng nhẹ và trong tuần 6-10/2, NHNN đã hút ròng gần 145 nghìn tỷ đồng từ hệ thống ngân hàng.

Vận động nhóm ngành

Nhóm cổ phiếu Bất động sản đã có phản ứng tiêu cực nhất ở phiên hôm qua và đến sáng nay NVL (-6,64%), PDR (-3,11%), VHM (-3,15%), VIC (-3%) vẫn còn không ít áp lực tồn dư. Hiện nhà đầu tư vẫn đang phải chờ đợi các thông tin mới về các giải pháp tháo gỡ khó khăn tại buổi hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 17/2.

Nhóm cổ phiếu Ngân hàng gây khá nhiều xáo trộn cho thị trường hiện đã lấy lại sắc xanh với VPB, STB, MBB, TCB, CTG đều tăng nhẹ trở lại. Còn mã EIB sau phiên giảm sàn vì có nghi ngờ bị thao túng giá đã tăng lại gần 4%.

Tại nhóm cổ phiếu Thép, HPG (+1,98%) và HSG (+3,47%) đang tạo ra điểm sáng khi cùng vào Top 3 mã giao dịch mạnh nhất tại sàn. Tuy nhiên, cả 2 cổ phiếu này cũng chỉ đạt mức giao dịch dưới 200 tỷ đồng, phản ánh rõ việc thanh khoản chung của HOSE đang là rất yếu.

Diễn biến của VN-Index trong phiên sáng.
Diễn biến của VN-Index trong phiên sáng.

Theo thống kê, cả phiên sáng nay, sàn chỉ đạt giá trị giao dịch hơn 3.000 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index đang tạm giảm 2,29 điểm xuống 1.041,41 điểm.

Trạng thái tương tự cũng đang xảy ra với HNX-Index khi giảm 0,11% xuống 204,27 điểm. Còn UPCoM-Index vẫn đang là trường hợp cá biệt do VNZ (+15%) tiếp tục tăng trần lên mức thị giá 1.181.500 đồng/cổ phiếu. Hiện quy mô vốn hóa của VNZ tại UPCoM đang xếp thứ 6 tại sàn sau các cổ phiếu ACV, VGI, MCH, VEA, BSR.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE