Bộ Tài chính: 110.200 tỷ đồng TPDN phát hành riêng lẻ 6 tháng đầu năm

Theo Bộ Tài chính, TPDN phát hành 6 tháng đầu năm tăng mạnh khi hơn 40 doanh nghiệp phát hành riêng lẻ 110.200 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ 2023.

Bộ Tài chính: 110.200 tỷ đồng TPDN phát hành riêng lẻ 6 tháng đầu năm
6 tháng đầu năm đã có 110.200 tỷ đồng TPDN phát hành riêng lẻ

Báo cáo tháng 6 của Bộ Tài chính cho thấy, trong tổng số 110.200 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành riêng lẻ từ đầu năm, tổ chức tín dụng chiếm 63,2% với 69.600 tỷ đồng. Doanh nghiệp bất động sản chiếm 28,6%, với 31.500 tỷ đồng.

Về cơ cấu nhà đầu tư, tổ chức mua trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp chiếm 94,8% khối lượng phát hành, tập trung vào các tổ chức tín dụng (53,5%) và công ty chứng khoán (21,9%). Còn lại các nhà đầu tư cá nhân mua khoảng 5,2%.

Cũng theo báo cáo này, các đợt phát hành có lãi suất bình quân 7,41% một năm, kỳ hạn trung bình 3,78 năm. Ngoài ra, hiện có 14,5% trái phiếu phát hành có điều khoản đảm bảo.

Dù khối lượng phát hành gia tăng, tuy nhiên, cũng theo Bộ Tài chính, tình hình thanh toán nghĩa vụ tài chính với trái chủ của các doanh nghiệp vẫn chưa khả quan. Theo đó, các tổ chức phát hành mua lại khoảng 59.800 nghìn tỷ đồng trái phiếu trong nửa đầu năm, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2023.

Trước đó, báo cáo của công ty xếp hạng tín nhiệm VIS Ratings cũng cho thấy tỷ lệ chậm trả toàn thị trường đến cuối tháng 5 là 16,1%, tăng 1% so với cuối năm 2023. Đơn vị này ước tính khoảng 30% lượng trái phiếu đáo hạn trong tháng 6 có khả năng cao không trả được nợ gốc đến hạn. Trong đó, phần lớn trái phiếu đã chậm trả lãi trước đó.

Trước áp lực trả tiền vẫn cao, nhiều doanh nghiệp tích cực đàm phán với trái chủ để xin khất nợ. VNDirect ước tính đến ngày 29/5, thị trường ghi nhận hơn 90 tổ chức phát hành đạt thỏa thuận gia hạn kỳ hạn trái phiếu, tổng giá trị được gia hạn là hơn 144.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, một số chọn giải pháp hoán đổi trái phiếu sang tài sản khác, phổ biến với các công ty địa ốc là trả bằng bất động sản. Các công ty cũng thương thảo với trái chủ để giảm lãi suất và kéo dài thêm kỳ trả lãi.

Không chỉ với các doanh nghiệp đã chậm trả, áp lực thanh toán vẫn đang hiện hữu với các doanh nghiệp. Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), nửa cuối năm 2024, ước tính sẽ có khoảng gần 140.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, phần lớn là bất động sản với gần 59.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42%.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục theo dõi tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, phục hồi thị trường bất động sản.

Theo cơ quan này, cùng với tăng trưởng tín dụng phù hợp, các biện pháp đảm bảo minh bạch, nâng chất lượng trái phiếu doanh nghiệp sẽ hỗ trợ thị trường tự điều chỉnh, ngăn các trường hợp lợi dụng chính sách, phát triển an toàn, bền vững hơn.

Quảng cáo

Cùng đó, nhà chức trách sẽ hoàn thiện quy định pháp luật, nghiên cứu chính sách khuyến khích xếp hạng tín nhiệm, lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức. Họ cũng có kế hoạch tăng nguồn lực, nhân sự cho các cơ quan thanh, kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước.

Doanh nghiệp vẫn chậm trả trái phiếu

Theo thống kê, chỉ trong khoảng từ tháng 5 tới trung tuần tháng 6/2024 đã ghi nhận 20 doanh nghiệp chậm thanh toán hơn 650 tỷ tiền lãi và gần 8.200 tỷ nợ gốc trái phiếu, nhiều nhất là bất động sản.

Cụ thể, ghi nhận tại Cổng thông tin trái phiếu của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy nhiều doanh nghiệp đã có thông báo liên quan đến việc lùi thời hạn trả, chậm trả, thay đổi điều khoản phát hành nợ trái phiếu.

Chẳng hạn, Công ty TNHH Thành phố Aqua đã dời ngày đáo hạn cho một trái phiếu 600 tỷ đồng từ cuối tháng 6/2024 sang cuối tháng 6/2026. Đây là khoản huy động vốn mà chủ đầu tư dự án Aqua City (Đồng Nai) triển khai hồi giữa năm 2020 với lãi suất 10% mỗi năm.

Trước đó, Công ty cổ phần Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn cũng thông báo việc chậm trả hơn 167 tỷ tiền lãi và 1.600 tỷ đồng nợ gốc trái phiếu.

Tương tự, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land cũng chậm hoàn thành nghĩa vụ với hơn 100 tỷ tiền lãi của một lô trái phiếu, kèm phần gốc còn gần 528 tỷ đồng. Nguyên nhân chung hai doanh nghiệp này đưa ra là thị trường tài chính và thị trường giao dịch bất động sản diễn biến không thuận lợi khiến họ chưa thu xếp kịp nguồn tiền.

Theo đó, chỉ tính từ tháng 5 khoản trung tuần tháng 6/2024 đã có 20 doanh nghiệp chậm hoàn thành nghĩa vụ thanh toán với hàng chục lô trái phiếu. Trong đó, họ chậm trả hơn 654 tỷ đồng tiền lãi, chậm trả hoặc dời hạn thanh toán với hơn 8.187 tỷ đồng dư nợ gốc. Hơn một nửa là các doanh nghiệp bất động sản, theo sau là nhóm năng lượng.

Báo cáo mới đây của FiinRatings - bộ phận xếp hạng tín nhiệm thuộc FiinGroup cũng cho rằng áp lực trả nợ với các nhà phát hành là doanh nghiệp bất động sản trong năm 2024 và 2025 là khá lớn. Cao điểm nằm ở các trái phiếu chậm trả gốc và lãi có lịch đáo hạn vào giai đoạn 2022-2023 và được cơ cấu tối đa 2 năm theo Nghị định 08/2023.

"Thách thức vẫn còn hiện hữu khi thị trường chưa hoàn toàn phục hồi và những thay đổi về chính sách có độ trễ nhất định, dẫn tới doanh nghiệp chưa có đủ thời gian để sắp xếp dòng tiền trả nợ", nhóm phân tích tại FiinRatings nêu quan điểm.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Gần 21.000 tỷ rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam qua các quỹ ETF từ đầu năm

Dòng vốn rút ra khỏi các ETF là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giai đoạn bán ròng kỷ lục của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm 2024.

Dòng vốn tháo chạy khỏi các quỹ ETF bitcoin chạm “đỉnh” của bốn tháng EVF bị loại khỏi danh mục, quỹ ETF VanEck sẽ phải bán ra hơn 8 triệu cổ phiếu

Bitcoin vượt mốc 62.000 USD sau báo cáo việc làm của Mỹ

Đồng bitcoin tăng 3% khi chốt phiên 4/10 vượt mức 62.000 USD/BTC nhờ báo cáo việc làm mạnh hơn dự kiến của Mỹ, và khép lại một tuần biến động mạnh đối với đồng tiền điện tử phổ biến nhất thế giới này.

Dòng vốn tháo chạy khỏi các quỹ ETF bitcoin chạm “đỉnh” của bốn tháng Giới chuyên gia đánh giá khả năng bitcoin xuống dưới 40.000 USD

Nhiều quỹ mở đạt hiệu suất vượt trội hơn VN-Index

Thị trường chứng khoán vừa trải qua 9 tháng đầy biến động, chỉ số VN-Index có lúc giảm xuống dưới 1.200 điểm. Tuy nhiên, kết thúc quý III/2024, với sự thay đổi của những chính sách vĩ mô lớn trên thế giới như FED hạ 0,5 điểm % lãi suất và Trung Quốc thực

Gã khổng lồ quản lý tài sản lớn thứ 2 thế giới quy mô 8.600 tỷ USD có thể đổ tiền vào chứng khoán Việt Nam MWG thu hơn 11.400 tỷ đồng trong tháng 8, tiếp tục mở rộng Bách Hóa Xanh và thu hẹp quy mô chuỗi An Khang

Sacombank tung gói vay 15.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất chỉ từ 4,5%

Sacombank tiếp tục triển khai gói tín dụng ngắn hạn với quy mô 15.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu kinh tế trong quý cuối năm 2024.

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7,1%/năm Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối

Chuỗi 3 phiên giảm khiến thị trường thất thoát hơn 20 điểm

Thị trường lình xình trong phần lớn thời gian giao dịch và xuất hiện sức ép nhiều hơn từ nhóm cổ phiếu Bluechips trong 15 phút cuối. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số đã giảm tổng cộng hơn 20 điểm sau 3 phiên giảm liên tiếp về đường xu hướng ngắn hạn.

Thị trường đưa nhà đầu tư lên "tàu lượn" "Chảo lửa" Trung Đông - biến số khó lường trên thị trường dầu mỏ

LPBank họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng Quản trị và Ban điều hành

Tại cuộc họp đầu tháng 10/2024, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, HOSE: LPB) vừa có các quyết định quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự cấp cao, hướng tới mục tiêu tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, phát triển

Cựu CEO SeABank về làm cố vấn cấp cao Ban điều hành LPBank LPBank miễn nhiệm 2 Phó Tổng giám đốc, chuẩn bị họp cổ đông bất thường