Bộ GTVT lý giải vì sao chưa bỏ giá trần vé máy bay

Theo Bộ GTVT, nếu bỏ đi công cụ điều tiết của Nhà nước, các hãng hàng không có thể đưa ra giá vé ở mức cao, sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có các văn bản gửi Bộ Tài chính về giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa, tham gia góp ý dự thảo Luật Giá sửa đổi. Đây cũng là văn bản trả lời kiến nghị của Hiệp hội Vận tải hàng không (VABA) liên quan đến kiến nghị bỏ quy định về giá trần đối với dịch vụ vận tải hàng không.

Theo đó, Bộ GTVT có quan điểm đề nghị giữ nguyên như dự thảo Luật Giá. Bộ GTVT sẽ quyết định giá tối đa, hãng hàng không quyết định giá cụ thể.

Bộ GTVT cho rằng dịch vụ vận chuyển hàng không có tác động lớn đến đời sống người dân, đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc không quy định giá trần có nghĩa với việc Nhà nước bỏ công cụ điều tiết và để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ toàn quyền quyết định giá cung cấp dịch vụ.

Khi đó, các hãng hàng không có thể đưa ra giá vé ở mức cao, đặc biệt ở một số tuyến có cạnh tranh hạn chế hoặc trong các giai đoạn cao điểm. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Hiện tại, ở Việt Nam, chỉ có 5 hãng hàng không tham gia thị trường, tồn tại doanh nghiệp chiếm thị phần trên 30% - vị trí thống lĩnh thị trường. Vì vậy, dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa được đánh giá là thị trường cạnh tranh hạn chế và vẫn thuộc tiêu chí do Nhà nước định giá theo quy định tại dự thảo Luật Giá.

Hơn nữa, ngày 19/6, Quốc hội cũng biểu quyết thông qua Luật Giá, với gần 93% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, trong đó, Quốc hội thông qua quy định giá trần đối với dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không nội địa.

Về lộ trình bỏ quy định giá trần vé máy bay, Bộ GTVT cho rằng quy định này sẽ được bỏ khi các điều kiện chín muồi gồm, khả năng cung ứng của vận tải hàng không đáp ứng tốt hơn yêu cầu xã hội, thị trường hàng không có sự tham gia đa dạng của nhiều hãng hàng không Việt Nam, thúc đẩy cạnh tranh thực chất bằng giá vé, chất lượng dịch vụ, hành khách được quyền lựa chọn theo nhu cầu.

Quảng cáo

Lúc này, Nhà nước sẽ thực hiện quản lý giá dịch vụ hàng không nội địa theo cơ chế do thị trường tự điều tiết và kiểm soát giá bán của các hãng hàng không theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Thay quy định khung giá bằng quy định giá trần

Tuy nhiên, việc dỡ bỏ dần quy định về giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa cần có lộ trình. Trong ngắn hạn, tại dự thảo Luật Giá, quy định khung giá được chuyển sang quy định giá tối đa (giá trần) nhằm tạo cơ chế khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, giảm giá dịch vụ, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Cụ thể, theo dự thảo thông tư mới, với đường bay dưới 500 km, giá dịch vụ vận chuyển được giữ nguyên theo Thông tư 17. Nhóm đường bay phát triển kinh tế xã hội vẫn có mức giá tối đa là 1,6 triệu đồng/vé một chiều. Nhóm đường bay khác dưới 500 km có mức giá tối đa là 1,7 triệu đồng/vé một chiều.

Với các đường bay từ 500 km đến dưới 850 km, mức giá tối đa đề xuất là 2,25 triệu đồng/vé một chiều. Trong khi theo quy định hiện hành, con số này là 2,2 triệu đồng/vé.

Đường bay từ 850 km đến dưới 1.000 km, mức giá tối đa đề xuất là 2,89 triệu đồng/vé, cao hơn 100.000 đồng so với quy định hiện hành.

Ở khoảng cách đường bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km, Dự thảo mới đề xuất mức giá tối đa là 3,4 triệu đồng, cao hơn 200.000 đồng so với quy định hiện hành.

Cuối cùng, mức giá 4 triệu đồng được đề xuất cho khoảng cách đường bay từ 1.280 km trở lên. Con số này cao hơn quy định hiện hành 250.000 đồng.

Mức tối đa giá dịch vụ chưa gồm thuế giá trị gia tăng và các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách cũng như dịch vụ bảo đảm an ninh như giá phục vụ hành khách, giá bảo đảm an ninh, hành lý. Mức này cũng chưa tính khoản giá dịch vụ với các hạng mục tăng thêm. Đây là khoản giá do các hãng hàng không quyết định trên cơ sở cân đối khả năng cung cấp dịch vụ của hãng hàng không và nhu cầu của thị trường.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chính trị - Xã hội

Nghiên cứu hỗ trợ hãng hàng không thiếu tàu bay

Ngành hàng không dự báo phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ việc thiếu tàu bay, tái cơ cấu, sắp xếp đường bay, giá nhiên liệu tăng cao, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ…

Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không và các hãng có phương án giảm giá vé máy bay nội địa Các hãng hàng không lãi "khủng" quý I/2024 có phải do giá vé tăng cao?

Bộ Tài chính đề xuất cân nhắc không giảm 50% phí trước bạ với ô tô lắp ráp trong nước

Bộ Tài chính có văn bản gửi Bộ Tư pháp, xin ý kiến thẩm định dự án Nghị định thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trước khi trình Chính phủ.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu giảm phí trước bạ ô tô trong tháng 5/2024 Giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô trong nước

Vụ trưởng Vụ Thanh toán: Từ ngày 1/1/2025, không cung cấp dữ liệu sinh trắc học sẽ bị dừng toàn bộ các giao dịch trên phương tiện điện tử

"Điều kiện để được cung ứng dịch vụ trên môi trường Internet là thông tin phải được xác thực sinh trắc học với Bộ Công an". Đây là khẳng định của ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh Toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong Hội thảo “Xây dựng quy trình phối

Chuyển tiền quốc tế qua ngân hàng nào có nhiều ưu đãi ? Từ 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay

Chốt giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024, tiếp tục chính sách cho vay vốn hỗ trợ lãi suất

Trong ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội v

Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân" Quốc hội thông qua giảm 2% thuế VAT đến hết 30/6/2024

Đồng yen không ngừng trượt giá, Nhật Bản thay thế Thứ trưởng phụ trách ngoại hối

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản bày tỏ tin tưởng thứ trưởng mới sẽ nhanh chóng giải quyết được nhiều thách thức khác nhau liên quan đến các vấn đề quốc tế, bao gồm cả vấn đề ngoại hối hiện nay.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản: Đồng yên yếu làm giảm sức mua The Economist: Nhật Bản có thể vực dậy đồng yên khỏi đáy lịch sử?