Quỹ khổng lồ đến từ Trung Quốc miệt mài gom FPT dù “xả” mạnh hàng loạt cổ phiếu Việt Nam, ông chủ đứng sau là một tỷ phú công nghệ

Mặc dù bị rút vốn mạnh kéo dài nhưng đây vẫn là một trong những quỹ ngoại có quy mô lớn nhất đang đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Quỹ khổng lồ đến từ Trung Quốc miệt mài gom FPT dù “xả” mạnh hàng loạt cổ phiếu Việt Nam, ông chủ đứng sau là một tỷ phú công nghệ

Theo báo cáo quý 4 mới công bố, quỹ ngoại đến từ Trung Quốc Tianhong Vietnam Market Stock Initiated Securities Investment Fund (QDII) tiếp tục có quý thứ 3 liên tiếp bị rút vốn. Thời điểm 31/12/2024, quỹ có 3,21 tỷ chứng chỉ quỹ (ccq), giảm 140 triệu ccq so với cuối quý 3 trước đó.

Sau giai đoạn bị rút vốn triền miên, số lượng ccq của quỹ ngoại này đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2022.Mặc dù dòng vốn qua Tianhong Vietnam chưa có dấu hiệu đảo chiều nhưng đà rút vốn đã có phần hạ nhiệt so với 2 quý trước đó.

Quỹ khổng lồ đến từ Trung Quốc miệt mài gom FPT dù “xả” mạnh hàng loạt cổ phiếu Việt Nam, ông chủ đứng sau là một tỷ phú công nghệ

Ước tính, riêng trong quý 4/2024, Tianhong Vietnam bị rút vốn khoảng 210 triệu RMB (Nhân dân tệ), tương đương 730 tỷ đồng. Tính chung 3 quý gần nhất, quỹ ngoại đến từ Trung Quốc đã bị rút ròng khoảng 2,1 tỷ RMB, tương đương khoảng 7.500 tỷ đồng.

Với xu hướng bị rút vốn kéo dài, Tianhong Vietnam đã xả mạnh các cổ phiếu trong danh mục, gần như chỉ có duy nhất FPT là ngoại lệ. Quỹ ngoại này vẫn miệt mài gom cổ phiếu công nghệ số 1 Việt Nam thời gian qua.

Từ mức tỷ trọng 3% tại ngày 30/6 (nằm ngoài top 10), FPT hiện đã trở thành khoản đầu tư lớn nhất danh mục của quỹ với tỷ trọng 8,71%. Tỷ trọng của FPT tăng mạnh cũng có một phần đến từ hiệu suất ấn tượng của cổ phiếu này trong năm 2024 vừa qua.

Mặt khác, các cổ phiếu tài chính (ngân hàng, chứng khoán) bị Tianhong Vietnam xả mạnh thời gian qua, đặc biệt là Sacombank (mã STB). Ngoài ra, một số cổ phiếu đơn lẻ như Hòa Phát (mã HPG), Thế Giới Di Động (mã MWG),… cũng bị bán mạnh.

Quỹ khổng lồ đến từ Trung Quốc miệt mài gom FPT dù “xả” mạnh hàng loạt cổ phiếu Việt Nam, ông chủ đứng sau là một tỷ phú công nghệ
Quảng cáo

Dù liên tục xả mạnh nhưng cổ phiếu ngân hàng vẫn áp đảo cả về số lượng và tỷ trọng trong danh mục của Tianhong Vietnam. Tại ngày cuối năm 2024, danh mục cổ phiếu chiếm 93,34% NAV của quỹ, tương đương 4,5 tỷ RMB (15.500 tỷ đồng). Top 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ gồm FPT, VCB, HDB, VPB, MBB, CTG, STB, SSI, HPG, MWG với tổng tỷ trọng 69%.

Thời điểm 31/12/2024, giá trị tài sản ròng (NAV) của Tianhong Vietnam vào khoảng 4,82 tỷ RMB (16.600 tỷ đồng), thấp hơn đáng kể so với mức xấp xỉ 7 tỷ RMB (24.000 tỷ đồng) hồi cuối quý 1 - thời điểm chưa bị rút ròng. Với quy mô này, Tianhong Vietnam vẫn là một trong những quỹ mở lớn nhất đang đầu tư tại TTCK Việt Nam.

Tianhong Vietnam thuộc Tianhong Asset Management (Tianhong AM) - một công ty quản lý quỹ có trụ sở tại Thiên Tân (Trung Quốc). Tianhong AM được thành lập vào ngày 8/1/2004 với vốn đăng ký 514,3 triệu RMB, hoạt động theo mô hình quỹ tương hỗ (mutual fund). Tianhong AM là đơn vị quản lý quỹ đầu tiên tại Trung Quốc có tổng tài sản quản lý vượt 1.000 tỷ RMB (142 tỷ USD).

Tại ngày 31/12/2023, Ant Financial của tỷ phú Jack Ma là cổ đông lớn nhất nắm giữ 51% vốn của Tianhong AM. Ant Financial là công ty quản lý 48 quỹ thành viên đang kinh doanh tất cả các sản phẩm, bao gồm cả đầu tư vào dữ liệu lớn, trí tuệ thông minh… Đây là một nhánh của Alibaba Group, sở hữu nền tảng thanh toán lớn nhất Trung Quốc có tên Alipay.

Tỷ phú Jack Ma từng là người giàu nhất Trung Quốc giai đoạn 2020-2021 nhưng sau đó vị thế này đã không còn được duy trì. Theo cập nhật từ Forbes, tỷ phú Jack Ma hiện là người giàu thứ 8 Trung Quốc và đứng thứ 84 thế giới với khối tài sản hơn 25 tỷ USD.

Quỹ khổng lồ đến từ Trung Quốc miệt mài gom FPT dù “xả” mạnh hàng loạt cổ phiếu Việt Nam, ông chủ đứng sau là một tỷ phú công nghệ
Quỹ khổng lồ đến từ Trung Quốc miệt mài gom FPT dù “xả” mạnh hàng loạt cổ phiếu Việt Nam, ông chủ đứng sau là một tỷ phú công nghệ

Trở lại với Tianhong Vietnam, quỹ được ra mắt sau khi Tianhong AM giới thiệu thành công sản phẩm QDII đầu tiên tại Mỹ hồi tháng 9/2019. Quỹ được giới thiệu sẽ đầu tư theo chỉ số VN30, chỉ số bao gồm 30 cổ phiếu lớn nhất niêm yết tại HoSE. Sau khi ra mắt, quỹ hút vốn rất mạnh và mở rộng quy mô rất nhanh trước khi xu hướng đảo chiều từ cuối quý 1 năm nay.

Ngoài Tianhong Vietnam, nhiều quỹ đầu tư lớn đến từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) cũng đang rót vốn vào chứng khoán Việt Nam, có thể kể đến Fubon FTSE Vietnam ETF, CTBC Vietnam Equity Fund, Jih Sun Vietnam Opportunity Fund…

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán toàn cầu khởi sắc trong phiên đầu tuần

Khác với phản ứng tiêu cực hồi tuần trước, lần này, các chỉ số chính của Mỹ gần như duy trì sắc xanh suốt phiên, nối tiếp đà tăng từ những thị trường châu Âu và châu Á.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều do lo ngại chính sách thương mại của Mỹ Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trước đòn thuế quan mới nhất của Mỹ

Thanh khoản tăng vọt, cổ phiếu ngành Thép biến động kém tích cực

Mức độ phân hóa của thị trường trở nên rộng hơn trong phiên thị trường tăng vọt về thanh khoản. Nhóm cổ phiếu Thép đã giảm sâu trái ngược với những diễn biến phá đỉnh của Ngân hàng và Khoáng sản.

Cổ phiếu Ngân hàng tiếp tục phá kỷ lục giá, thị trường tăng phiên thứ 4 liên tiếp Thị trường sẽ rung lắc thế nào sau 3 tuần tăng liên tiếp?

Chứng khoán châu Á lao đao trước lo ngại về chính sách thuế quan

Tổng thống Trump cho biết sẽ công bố một chính sách thuế quan "ăn miếng trả miếng". Nếu một quốc gia đánh thuế hàng Mỹ, Mỹ sẽ đáp trả bằng cách đánh thuế hàng của quốc gia đó với mức tương tự.

Châu Á hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc Chứng khoán châu Á biến động trái chiều do lo ngại chính sách thương mại của Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trước đòn thuế quan mới nhất của Mỹ

Sáng 10/2, các TTCK châu Á biến động trái chiều, sau khi Mỹ công bố mức thuế quan cao đối với thép và nhôm nhập khẩu, đồng thời cảnh báo sẽ áp thuế “đáp trả” với nhiều nước.

Khởi đầu sóng gió cho TTCK châu Á sau Tết Nguyên Đán Chứng khoán châu Á tăng điểm khi nỗi lo thuế quan phần nào lắng dịu

Thị trường sẽ rung lắc thế nào sau 3 tuần tăng liên tiếp?

Tuần giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết đã nối dài chuỗi tăng điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các chuyên gia đã đưa ra những đánh giá về vận động thị trường và các số liệu vĩ mô gây ảnh hưởng.

Cổ phiếu Ngân hàng tiếp tục phá kỷ lục giá, thị trường tăng phiên thứ 4 liên tiếp Cho vay kỷ lục, FPTS chưa có kế hoạch huy động vốn trong năm 2025

Cho vay kỷ lục, FPTS chưa có kế hoạch huy động vốn trong năm 2025

Kể từ năm 2022, CTCP Chứng khoán FPT (FPTS) chưa có thêm đợt chào bán cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu. Đáng chú ý, dư nợ cho vay của FPTS tiếp tục lập kỷ lục trong khi dư địa cho vay vẫn thấp hơn so với các đối thủ trong ngành.

Dư nợ margin của Chứng khoán FPT (FPTS) tiếp tục lập kỷ lục, hoàn thành 90% kế hoạch Sau đợt phát hành ESOP mới, Chủ tịch FPTS đăng ký bán ra cổ phiếu

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều do lo ngại chính sách thương mại của Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 7/2 khi nhà đầu tư chờ đợi Mỹ công bố báo cáo việc làm. Thị trường vẫn lo ngại về chính sách thương mại "cứng rắn" của Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm khi nỗi lo thuế quan phần nào lắng dịu Chứng khoán phần lớn tăng điểm nhờ lo ngại thương mại dịu bớt

Tài khoản chứng khoán mở mới giảm mạnh trong tháng đầu tiên năm 2025

Số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm gần 81.000 tài khoản trong tháng 1/2025, giảm mạnh so với tháng 12/2024, ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 12/2023.

73.000 tỷ đồng “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán, thấp nhất trong vòng 6 quý Sếp lớn một công ty chứng khoán vừa mua 13% công ty