"Bệ phóng" cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ

Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cũng như đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đều gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động và đang cần đến sự quan tâm, hỗ trợ từ nhiều phía...
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Những bài toán khó của DNNVV do phụ nữ làm chủ

Ở nước ta, nữ giới chiếm 50,2% dân số và 47,3% lực lượng lao động. Theo Báo cáo chỉ số Nữ doanh nhân Mastercard (MIWE) năm 2021, Việt Nam xếp thứ 6 trong số các quốc gia có tỷ lệ nữ doanh nhân cao nhất và cũng là đại diện châu Á duy nhất nằm trong top 10 quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo. Số liệu thống kê của Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) cũng cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam do phụ nữ làm chủ tăng lên nhanh chóng những năm gần đây, hiện chiếm tỷ lệ 26,5% tổng số doanh nghiệp.

Bằng sự nhạy bén, mềm mỏng, linh hoạt nhưng cũng không kém phần quyết liệt, các lãnh đạo nữ đã thể hiện bản lĩnh trong việc lãnh đạo doanh nghiệp. Đặc biệt, trong giai đoạn phục hồi kinh tế hiện nay, các nữ doanh nhân đang trở thành những người truyền năng lượng tích cực cho tổ chức, đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển ổn định.

Mặc dù đã khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế nhưng thực tế, DNNVV do phụ nữ làm chủ đang gặp phải rất nhiều khó khăn và rào cản cả về tài chính và phi tài chính. Theo nhận định của ông Donald Lambert - chuyên gia kinh tế chính về phát triển khu vực tư nhân của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) - khả năng vay ngân hàng của các DNNVV do phụ nữ làm chủ thấp hơn 10% so với những doanh nghiệp tương tự do nam giới điều hành. Thậm chí, khi đạt được khoản vay, số tiền cho vay thường nhỏ hơn và có kỳ hạn ngắn hơn.

Ngoài vấn đề về nguồn vốn thì các nữ doanh nhân cũng ít cơ hội để tham gia các hoạt động đào tạo, giao lưu, kết nối, xúc tiến thương mại hay các hoạt động liên quan đến công nghệ và chuyển đổi số. Điều này càng bất lợi hơn với những nữ doanh nhân khu vực nông thôn, miền núi bởi họ không chỉ ít cơ hội cập nhật kiến thức mới mà còn hạn chế trong việc tiếp cận các giải pháp tài chính dành riêng cho DNNVV.

Đi tìm giải pháp và bệ phóng tạo đà cho sự phát triển

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới của Việt Nam xác định mục tiêu đến năm 2025, khoảng 20.000 phụ nữ được hỗ trợ kinh doanh và khởi nghiệp. Thực hiện định hướng của Chính phủ, nhiều ngân hàng và tổ chức trong nước cho ra mắt các chương trình, nền tảng hỗ trợ nâng cao năng lực cho DNNVV do phụ nữ làm chủ, tiêu biểu như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Trên cơ sở hợp đồng tín dụng trị giá 300 triệu USD ký kết với ADB, BIDV đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ sự phát triển và hiệu quả kinh doanh của các DNNVV, đặc biệt DNNVV do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sự ra mắt “Chương trình tài chính toàn diện giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 tới các DNNVV do phụ nữ làm chủ” cùng với “Chương trình Chuyển đổi số cùng DNNVV - SME Digitrans” của BIDV đã tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của DNNVV do phụ nữ làm chủ. BIDV đồng thời cũng là đối tác chiến lược của Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tích cực tham gia vào hoạt động của các Tổ chức quốc tế dành cho DNNVV do phụ nữ làm chủ như Chương trình ShemeanBusiness của Facebook, Shetrades của ITC, dự án LinkSME do USAID tài trợ...

Nằm trong khuôn khổ hỗ trợ kỹ thuật của Dự án Phát triển DNNVV do ADB tài trợ, tới đây, BIDV sẽ cho ra mắt “Nền tảng số SMEASY - Giải pháp toàn diện dành cho DNNVV”, tiếp nối chuỗi giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho các DNNVV do phụ nữ làm chủ. Đây là nền tảng số được ngân hàng phát triển, tích hợp đa tiện ích với các giải pháp “All in one” ứng dụng trên nền tảng Website và Mobile App; đặc biệt, đây cũng là nền tảng số đầu tiên có giao diện và tính năng được thiết kế “may đo” riêng cho người dùng là nữ giới như đầu tư qua lăng kính giới, các chương trình về cân bằng cuộc sống, truyền thông trong gia đình ...

Nền tảng số SMEASY thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm của BIDV trong việc hỗ trợ và đồng hành với các DNNVV do phụ nữ làm chủ. Với các giải pháp tài chính và phi tài chính tổng thể, SMEASY hỗ trợ các DNNVV do phụ nữ dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng; giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số; kết nối kinh doanh, hỗ trợ truyền thông sản phẩm, hội thảo trực tuyến; nâng cao kỹ năng và năng lực quản trị doanh nghiệp thông qua các chuỗi khóa học đào tạo trực tuyến với học phí 0 đồng, các báo cáo nghiên cứu ngành nghề, thị trường tiền tệ, thị trường hàng hóa; kho công cụ hỗ trợ, cẩm nang kinh doanh, … Đáng chú ý, các chức năng của chương trình đều được thiết kế theo nguyên tắc “EASY: Đơn giản - Tinh gọn - Dễ dàng” để giúp nữ chủ doanh nghiệp trải nghiệm đồng nhất trên kênh số với tất cả giải pháp trong một.

Sự quyết liệt trong hành động hỗ trợ cho các DNNVV đã minh chứng cho bước đi tiên phong của BIDV trong thực thi các chủ trương của Chính phủ trong việc hỗ trợ DNNVV, Chương trình quốc gia về chuyển đổi số và Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia. Sự kiện ra mắt SMEASY cũng sẽ tiếp tục là một dấu ấn đậm nét của BIDV trong hành trình đồng hành phát triển bền vững cùng DNNVV nói chung, DNNVV do phụ nữ làm chủ nói riêng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Chat với BizLIVE