Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào Trung Quốc, cuộc đua “tam mã” giữa Việt Nam, Thái Lan và Malaysia

Sau khi Việt Nam ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào Trung Quốc, thị phần sẽ được chia cho 3 nước: Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Nước nào có công nghệ cấp đông tiên tiến, bao bì bắt mắt và tiện lợi cho người tiêu dùng sẽ chiếm ưu thế.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào Trung Quốc, cuộc đua “tam mã” giữa Việt Nam, Thái Lan và Malaysia
Ảnh minh họa

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sang Trung Quốc từ ngày 18/8. Ngày 19/8, đã diễn ra lễ ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thông và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC).

Người tiêu dùng sẽ chuyển dần sang sầu riêng đông lạnh

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruite) cho biết, năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 500.000 tấn sầu riêng, đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD, riêng thị trường Trung Quốc chiếm tới 90%.

Hiện nay khuynh hướng của người tiêu dùng Trung Quốc là chuộng sầu riêng tươi, nhưng theo phân tích của chuyên gia, trái sầu riêng tươi chỉ có khoảng 30-40% là phần cơm ăn được, còn lại là hạt và vỏ, các bộ phận này khi thải ra môi trường sẽ phát sinh ra khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Do vậy, có khả năng sau này người tiêu dùng Trung Quốc sẽ chuyển sang dùng sầu riêng đông lạnh, tiện lợi hơn mua cả trái sầu riêng tươi.

Mặt khác, sầu riêng đông lạnh cũng dễ dàng chọn lựa nhờ nhìn thấy được hàng bên trong và biết được ngon hay dở, còn mua cả trái đôi khi gặp hàng non, bị sượng không ăn được.

“Xu hướng là ngày càng có nhiều người Trung Quốc chuyển sang ăn sầu riêng đông lạnh, và Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sẽ là bước chuẩn bị đáp ứng xu hướng tiêu dùng mà không lo bị động”, Tổng thư ký Vinafruite nói.

Năm 2023, Trung Quốc bỏ ra khoảng 7 tỷ USD để nhập khẩu sầu riêng tươi, cộng với 1 tỷ USD mua sầu riêng đông lạnh từ Thái Lan và Malaysia, mỗi nước chiếm một nửa giá trị nhập khẩu của Trung Quốc. Kim ngạch nhập khẩu sầu riêng đông lạnh chiếm tỷ lệ 1/8 trên tổng giá trị mua sầu riêng của nước này, tuy nhiên, sau khi Nghị định thư được ký kết thì xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào Trung Quốc, sẽ là cuộc đua “tam mã” giữa Việt Nam, Thái Lan và Malaysia.

Khi đó “miếng bánh” sầu riêng đông lạnh sẽ chia làm 3 phần, mỗi nước chiếm 1/3, tương đương từ 300-400 triệu USD, chưa kể Việt Nam còn xuất khẩu sầu riêng đông lạnh đi các nước như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan với kim ngạch khoảng 200 triệu USD/năm. Như vậy, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh của Việt Nam có thể đạt trên, dưới 500 triệu USD/năm.

Song, với năng lực sản xuất của các nhà máy hiện nay khi có thêm thị trường Trung Quốc, buộc doanh nghiệp phải xây thêm các nhà máy chế biến, tăng cường trang bị công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực chế biến đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ưu thế thuộc về nước có công nghệ cấp đông tiên tiến

Quảng cáo

“Các nhà máy chế biến ở Thái Lan và Malaysia, thời gian cấp đông 1 container 40 feet với mức nhiệt độ -18°c trở lên chỉ mất một giờ. Tại Việt Nam, do sử dụng công nghệ cấp đông cũ, muốn đạt được mức nhiệt này các nhà máy phải mất 8 giờ mới cấp đông xong một container 40 feet.

Trong ngày đêm, Thái Lan cấp đông 24 container 40 feet, cũng thời gian này Việt Nam chỉ cấp đông được 3 container. Với sản lượng từ 1-1,5 triệu tấn/năm, đến bao giờ Việt Nam mới cấp đông xong? Nếu xử lý không xong có khi Việt Nam lại thua Thái Lan và Malaysia về tốc độ”, ông Nguyên nhấn mạnh.

Theo Vinafruite, trước mắt, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh không nhiều như hàng tươi, nhưng để chuẩn bị cho những năm về sau khi xu hướng tiêu dùng chuyển sang hàng đông lạnh. Bên cạnh đó, chế biến sầu riêng đông lạnh còn giúp giải quyết được nhiều vấn đề:

Thứ nhất, không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt các mầm bệnh trên vỏ trái sầu riêng.

Thứ hai, tận dụng được tối đa sản lượng. Cụ thể, đối với những trái không đạt yêu cầu về kích cỡ, trái bị sâu một chút hoặc là bị lép hay nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu ngoài vỏ, chưa nhiễm vào trong đều có thể dùng chế biến được.

Thứ ba, mua sầu riêng tươi khả năng mua phải trái kém chất lượng, còn mua sầu riêng đông lạnh nhìn thấy hàng bên trong, khách ưng ý mới mua.

Vấn đề quan trọng của ngành hàng sâu riêng bây giờ là đẩy mạnh xây dựng nhà máy chế biến, tăng cường công nghệ cấp đông tiên tiến, cải tiến bao bì mẫu mã bắt mắt, và tiện lợi cho người tiêu dùng. Đặc biệt, cần chú ý đến giống sầu riêng ngon cũng như cách thu hái trái phục vụ chế biến.

“Việt Nam có lợi thế về logistic với sầu riêng tươi, nhưng khi chuyển sang sầu riêng đông lạnh thì công nghệ cấp đông, và giống cây trồng là hai yếu tố quyết định thành công. Và xuất khẩu sầu riêng đông lạnh là cuộc đấu trí về công nghệ, về kỹ thuật giữa các nhà xuất khẩu. Mở cửa chính thức thị trường Trung Quốc cho sản phẩm này sẽ tạo ra cơ hội lớn cho ngành sầu riêng Việt Nam”, Tổng thư ký Vinafruite nhấn mạnh.

 

 

 

Theo Theo Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

Một doanh nghiệp bất động sản lấn sân sang làm nông nghiệp

Tập đoàn Danh Khôi hợp tác chiến lược với các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tiềm năng để làm tiền đề phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao sau khi công ty bất động sản này lỗ ròng hợp nhất hơn 63 tỷ đồng trong năm 2024.

Phát Đạt, Danh Khôi ảnh hưởng ra sao khi Bình Định tạm dừng chuyển nhượng các lô đất trong khu kinh tế Nhơn Hội?

Hà Nội giao thêm hơn 6.000 m2 đất cho Đan Phượng để bán đấu giá

UBND TP.Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1621/QĐ-UBND về việc giao 6.078m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Thượng Mỗ cho UBND huyện Đan Phượng để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở khu X28 cụm 8, xã Thượng Mỗ.

Nguy cơ thất nghiệp gia tăng do thuế quan của Mỹ đối với EU Sáp nhập tỉnh thành: Chuyên gia cảnh báo một việc nhà đầu tư không được làm, vì có thể lỗ 20%

Đứt chuỗi 8 tuần tăng, chiến lược giao dịch khi thị trường rung lắc

Sau 8 tuần tăng liên tục, thị trường chứng khoán Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu “hụt hơi”. Áp lực chốt lời trỗi dậy, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn và những động lực mới để kéo chỉ số lên cao vẫn còn là dấu hỏi lớn. Liệu đây là nhịp nghỉ chân hay khởi đầu cho một đợt điều chỉnh sâu hơn?

Thị trường ghi nhận những biến động lớn ở TPB, ORS, IJC Thị trường đứt chuỗi 8 tuần tăng liên tiếp

VARS: Xu hướng "săn" đất đang tăng, nhà đầu tư cẩn trọng trước các “cơn sốt ảo”

Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ mặt bằng giá đất khu vực dự kiến đầu tư và nắm rõ tiến độ thay đổi quy hoạch để đánh giá rủi ro và khả năng tăng trưởng. Đồng thời, yếu tố thanh khoản và tạo dòng tiền từ BĐS cũng cần được đặt lên hàng đầu, theo VARS.

Giá lợn neo cao, “đại gia” chăn nuôi ước lãi tăng trưởng 450% trong quý đầu năm Sáp nhập tỉnh thành: Chuyên gia cảnh báo một việc nhà đầu tư không được làm, vì có thể lỗ 20%

Hàn Quốc thử nghiệm giao dịch thực tế bằng tiền kỹ thuật số

Ngân hàng Hàn Quốc công bố kế hoạch thử nghiệm giao dịch thực tế bằng token kỹ thuật số chuyển đổi từ tiền gửi ngân hàng để thanh toán tại các trung tâm mua sắm trực tuyến và cửa hàng thực tế.

Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU Ferrari chấp nhận thanh toán bằng tiền kỹ thuật số tại châu Âu