Kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ về đích trước 2 năm so với mục tiêu

Năm 2023, Vinafruit đặt mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt 4 tỷ USD, mới 7 tháng đầu năm đã đạt hơn 3,25 tỷ USD, tăng 68,8% so với cùng kỳ. Nếu giữ được nhịp độ như hiện nay, xuất khẩu rau quả không chỉ đạt 4 tỷ USD, thậm chí có thể chạm mốc 5 tỷ USD.

Đầu năm, Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ đạt được 4 tỷ USD, năm 2024 sẽ tăng lên 4,5 tỷ USD, đến năm 2025 sẽ đạt 5 tỷ USD như mục tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra.

Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ đạt 1,5 tỷ USD trong năm nay

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 7/2023, xuất khẩu rau quả cả nước đạt gần 240 triệu USD, ước cả tháng 7/2023 khoảng 475,5 triệu USD, giảm 28,2% với tháng trước và tăng 90,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Luỹ kế 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 3,16 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, rau quả là mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất của ngành nông, lâm, thủy sản.

sau-rieng-120230731162058-5372.jpg Năm 2023, xuất khẩu sầu riêng có thể đạt khoảng 1,5 tỷ USD, cao hơn dự báo 500 triệu USD

Ước trong 2 quý cuối năm, cả nước sẽ có gần 7,6 triệu tấn trái cây các loại cần được tiêu thụ. Như vậy, nguồn cung nguyên liệu trên thị trường sẽ rất dồi dào, đáp ứng tốt các đơn hàng xuất khẩu trong thời gian tới, nếu vẫn giữ vững được tốc độ xuất khẩu có khả năng kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 5 tỷ USD trong năm nay, sớm hơn 2 năm so với mục tiêu đề ra.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Vinafruit cho biết, đến nay, Trung Quốc vẫn là điểm đến số 1 của các doanh nghiệp rau quả Việt Nam, nên kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này tăng trưởng rất ấn tượng, chỉ mới 6 tháng đầu năm kim ngạch đã đạt 1,76 tỷ USD, tăng 121,9% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm tới 65,8% thị phần xuất khẩu rau quả Việt Nam. Các mặt hàng trái cây tươi như sầu riêng, xoài, thanh long, chuối … đã đóng góp rất lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 7 tháng qua.

Trong đó, tháng 7, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc đạt khoảng 200 triệu USD, cộng dồn 7 tháng đầu năm nay đạt xấp xỉ 1 tỷ USD, và cả năm kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang thị trường này có thể đạt khoảng 1,5 tỷ USD, cao hơn dự báo 500 triệu USD. Xuất khẩu sầu riêng tăng trưởng tốt là yếu tố chính giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả có khả năng đạt 5 tỷ USD trong năm nay, về đích sớm 2 năm so với mục tiêu ban đầu.

Quảng cáo

Theo Tổng thư ký Vinafruit, xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc đang rất tốt, tuy nhiên đã có một số phản ảnh cho rằng sầu riêng của Việt Nam xuất hiện tình trạng sượng. Song, vấn đề này không lớn vì hiện nay chưa có một nước nào kể cả Thái Lan, Malaysia có thể xuất khẩu sầu riêng đạt yêu cầu 100%, và vẫn có một xác suất nhất định, bởi quá trình lựa chọn và đóng gói sầu riêng hoàn toàn thủ công, mà làm thủ công thì không thể tránh khỏi sai sót.

“Chất lượng sầu riêng xuất khẩu chủ yếu dựa vào lòng tin của doanh nghiệp đối với trách nhiệm của người nông dân, và tay nghề của công nhân lựa hàng và đóng gói”, ông Nguyên nói.

Cao tốc từ Bắc - Nam hoàn chỉnh sẽ tạo thuận lợi cho xuất khẩu sang Trung Quốc

Nhận định về kết quả xuất khẩu rau quả trong 7 tháng đầu năm nay, Tổng thư ký Vinafruit cho rằng, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là các lãnh đạo cao nhất từ chính phủ cho đến bộ, ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đã ra sức đàm phán ký kết các FTA để mở cửa thị trường trên khắp thế giới, tạo thêm nơi tiêu thụ rau quả, và ký các Nghị định thư với phía Trung Quốc, nhờ vậy kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này tăng trưởng ngoạn mục.

Mặt khác, cũng phải kể đến nông dân và các doanh nghiệp đã nắm bắt kịp thời các chính sách, những cái quy định của các nước nhập khẩu để cải tiến các vấn đề về sản xuất, đóng gói, … đúng yêu cầu nước nhập khẩu, nên mới đạt được mức kim ngạch cao như vậy.

Bên cạnh đó, đầu tư về cơ sở hạ tầng tại các vùng nguyên liệu như đường xá, cầu cống, kho bãi... cũng góp phần thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu rau quả.

Hiện nay mặc dù hạ tầng về logistic ở Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xuất khẩu nông sản vẫn chưa đạt được như mong muốn, nhưng đến năm 2025, khi hệ thống đường cao tốc từ Bắc - Nam hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, trong đó, có mặt hàng rau quả, giúp giảm bớt tổn thất sau thu hoạch, tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc được nhiều thuận lợi hơn, vì xuất khẩu trái cây tươi càng cần phải rút ngắn thời gian vận chuyển để bảo đảm độ tươi ngon của sản phẩm.

Bởi theo Thủ tướng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hành lang vận tải Bắc - Nam luôn đóng vai trò rất quan trọng, là trục xương sống, hành lang kinh tế - vận tải huyết mạch của đất nước. Chính vì vậy, để tạo ra động lực đột phá, phát huy được tiềm năng, lợi thế cho các địa phương trên hành lang này, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông đã được quy hoạch với tổng chiều dài 2.063 km từ Cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn đến Cà Mau đi qua 32 tỉnh, thành phố.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Thị trường dầu nửa cuối năm 2024: Biến động khó lường giữa nhiều yếu tố đối chọi

Nhiều nhà phân tích thị trường dầu sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2024, nhưng khi OPEC+ tuyên bố bắt đầu dỡ bỏ giới hạn sản xuất khiến thị trường này biến động khó lường giữa nhiều yếu tố đối chọi.

Giá kim loại quý 'ngược dòng' thị trường hàng hóa Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm

Thị trường lương thực thế giới ghi nhận tín hiệu ổn định

Chỉ số giá lương thực thế giới ổn định trong tháng 6/2024, khi giá ngũ cốc giảm giúp cân bằng với xu hướng đi lên của chỉ số giá dầu thực vật, đường và sản phẩm từ sữa.

Ngành hàng lương thực, thực phẩm giảm giá sâu từ ngày 25 tháng Chạp Thiếu gạo, Indonesia tìm cách đa dạng hoá nguồn lương thực

Thị trường châu Á chiều 1/7: Giá vàng ổn định, giá dầu tăng

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều ngày 1/7. Nâng đỡ tâm lý thị trường là những dự báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung khi sức tiêu thụ nhiên liệu tăng vào mùa Hè.

Thị trường manh nha khởi sắc với phiên tăng hơn 15 điểm của VN-Index Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm

Thị trường dầu thế giới ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp

Giá dầu thế giới ghi nhận tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp, dù đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần do nhà đầu tư cân nhắc về nhu cầu nhiên liệu suy yếu của Mỹ và xu hướng chốt lời vào cuối quý.

Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu thế giới tăng nhẹ Giá dầu tăng cao do lo ngại gián đoạn nguồn cung trên toàn cầu

Ngành hàng surimi sẽ sớm gia nhập CLB tỷ đô nếu các vướng mắc được tháo gỡ

Surimi được đánh giá là sản phẩm thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành hợp lý được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Mỗi năm surimi mang về từ 300 - 420 triệu USD, chiếm 4 - 5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm đạt trên 1,3 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD