Vừa siết lệnh trừng phạt, Mỹ bất ngờ tuyên bố quốc gia này thoải mái mua dầu Nga, là nhà tiêu thụ dầu thứ 3 của thế giới

Vị cứu tinh này của Nga có thể thoải mái nhập khẩu dầu Nga, miễn là không sử dụng các dịch vụ của phương Tây.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Reuters dẫn lời trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Eric Van Nostrand, cho biết Mỹ đã không yêu cầu Ấn Độ cắt giảm nhập khẩu dầu Nga vì mục tiêu của các lệnh trừng phạt và mức trần giá 60 USD/thùng do G7 áp đặt là để đảm bảo nguồn cung dầu toàn cầu ổn định.

Ấn Độ đã nổi lên như một trong những khách hàng hàng đầu mua dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga kể từ khi các quốc gia phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt và tạm dừng mua hàng để đáp trả việc Moscow xảy ra xung đột với Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

"Điều quan trọng đối với chúng tôi là duy trì nguồn cung dầu trên thị trường. Nhưng điều chúng tôi muốn làm là hạn chế lợi nhuận của ông Putin”, ông Nostrand cho biết người mua có thể mua dầu của Nga với mức chiết khấu sâu hơn ngoài cơ chế giới hạn giá, nếu họ không sử dụng các dịch vụ của phương Tây như bảo hiểm và môi giới, do đó hạn chế con đường bán hàng của Moscow.

Ông nói: “Nga phải bán dầu với giá rẻ hơn.”

Nostrand cho biết thêm, các biện pháp trừng phạt nhằm hạn chế Nga có ba lựa chọn: bán dầu dưới mức giá trần, giảm giá sâu hơn cho người mua nếu họ tránh né các dịch vụ của phương Tây hoặc đóng cửa các giếng dầu của nước này.

Quảng cáo

Giới hạn giá do các quốc gia G7, Liên minh Châu Âu và Australia áp đặt đã cấm sử dụng các dịch vụ hàng hải của phương Tây như bảo hiểm, gắn cờ vận chuyển khi tàu chở dầu chở dầu của Nga có giá từ 60 USD/thùng trở lên.

Anna Morris, trở lý thư ký tại Kho bạc Mỹ cho biết các quốc gia G7 có quyền lựa chọn xem xét lại mức trần giá tùy thuộc vào điều kiện thị trường hoặc các yếu tố khác.

Là một phần trong cơ chế trừng phạt chống lại hoạt động buôn bán dầu mỏ của Nga, hồi tháng 2/2024, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với công ty vận tải nhà nước Nga Sovcomflot (SCF) và 14 tàu chở dầu thô của họ liên quan đến vận chuyển dầu của Nga.

Morris nói rằng các tàu của SCF bị xác định trong danh sách gần đây chắc chắn có nguy cơ bị trừng phạt... đặc biệt 14 tàu được nêu tên đều là các tàu bị trừng phạt.

Các quan chức Mỹ sẽ đến Ấn Độ trong tuần này để gặp các quan chức Chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp để thảo luận về hợp tác chống rửa tiền, chống tài trợ cho khủng bố và thực hiện trần giá.

Khi được hỏi về việc bán cho các quốc gia phương Tây các sản phẩm tinh chế được sản xuất từ dầu của Nga, Morris nói rằng điều đó sẽ không vi phạm lệnh trừng phạt.

"Một khi dầu của Nga được tinh chế, từ góc độ kỹ thuật, nó không còn là dầu của Nga nữa. Nếu nó được lọc ở một quốc gia và sau đó được gửi đi, từ góc độ trừng phạt là hàng nhập khẩu từ quốc gia mua thì đó không phải là hàng nhập khẩu từ Nga.”

Theo Reuters

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Sự sụt giảm "tàn khốc" của đồng yen

Theo báo Die Welt của Đức, Nhật Bản được coi là thị trường chứng khoán yêu thích trong năm 2024. Nhưng sau khởi đầu thuận lợi, việc đồng yen giảm giá mạnh có thể cản trở kế hoạch của các nhà đầu tư.

The Economist: Nhật Bản có thể vực dậy đồng yên khỏi đáy lịch sử? Đồng yen không ngừng trượt giá, Nhật Bản thay thế Thứ trưởng phụ trách ngoại hối

Pháp đặt cược hàng tỷ euro vào Thế vận hội Paris 2024

Các chuyên gia tài chính cho rằng thật khó để chắc chắn liệu hàng tỷ euro mà Pháp chi cho Thế vận hội Paris 2024 có mang lại lợi ích kinh tế như các nhà tổ chức đang hy vọng hay không.

So găng tăng trưởng GDP dự kiến giữa G7 và BRICS: Quy mô kinh tế của BRICS có thể vượt G7 trong 2 thập kỷ Kinh tế nông nghiệp trong GDP của khu vực đô thị còn rất thấp

Đề xuất mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới

Ngày 25/6, nhà kinh tế học người Pháp Gabriel Zucman - được Nhóm G20 ủy quyền đã công bố báo cáo cho thấy sự cấp thiết phải đưa ra mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới.

Bật mí 'bí mật' của người giàu Khan hiếm dự án bất động sản phục vụ giới siêu giàu Việt Nam Nga tăng thuế thu nhập đối với người giàu

Nguy cơ khủng hoảng tiêu dùng tại nước Mỹ

Tại Mỹ, chi tiêu tiêu dùng đóng góp khoảng 2/3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ trước đến nay, dường như không có điều gì có thể ngăn cản được người tiêu dùng Mỹ.