VinFast huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 13,5%/năm

VinFast phát hành 20.000 trái phiếu với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, tương ứng số tiền huy động 2.000 tỷ đồng, có kỳ hạn 2 năm, lãi suất cố định 13,5%.

image-bizlive-vn_vinfast-hp-3539.jpeg

 

Trong báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty CP Sản xuất và Kinh doanh VinFast cho biết đã phát hành 20.000 trái phiếu với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, tương ứng số tiền huy động 2.000 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, đáo hạn vào ngày 10/10/2026 với lãi suất cố định 13,5%/năm.

Trái phiếu do Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) lưu ký là loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo. Đây là lô trái phiếu đầu tiên của VinFast trong năm 2024 kể từ đợt phát hành cuối cùng vào tháng 7 năm ngoái.

Tổ chức phát hành được phép mua lại trước hạn toàn bộ hoặc một phần số trái phiếu đang lưu hành vào bất kỳ ngày nào sau ngày phát hành. Người sở hữu trái phiếu có toàn quyền bán lại một phần hoặc toàn bộ số trái phiếu chào mua hoặc không bán lại cho tổ chức phát hành.

Trước đó, Vingroup cũng vừa thông qua nghị quyết HĐQT về việc cấp bảo lãnh thanh toán và sử dụng tài sản thuộc sở hữu của Vingroup để đảm bảo cho các trái phiếu do công ty con này phát hành riêng lẻ trong năm nay, với tổng mệnh giá tối đa không quá 6.500 tỷ đồng.

Quảng cáo

Vietcap cập nhật, tính đến ngày 30/6, VinFast vay khoảng 71.300 tỷ đồng (khoảng 2,9 tỷ USD), giảm 4% so với ngày đầu năm, bao gồm khoản vay chuyển đổi từ các bên cho vay thứ ba. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 1,9 tỷ USD và nợ vay dài hạn là 915 triệu USD. Công ty còn tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt khoảng 2.400 tỷ đồng. Vietcap ước tính nhu cầu vốn xây dựng cơ bản của VinFast trong năm 2024 - 2025 là 20.900 tỷ đồng/năm.

Về nguồn huy động vốn, ban lãnh đạo VinFast cho biết rằng hai kênh chính dự kiến tại tháng 6/2024 bao gồm: (1) thỏa thuận phát hành vốn cổ phần trị giá 968 triệu USD với Yorkville; (2) các khoản tài trợ dự kiến 1 tỷ USD đến từ Chủ tịch, tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Đối với nghĩa vụ nợ vay đến hạn trong nửa cuối năm 2024, công ty đã có thỏa thuận tái cấp vốn với các bên cho vay.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2024, ông Phạm Nhật Vượng đã chi 3.277 tỷ đồng tài trợ cho VinFast, cộng với số tiền tài trợ 18.980 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm 2023, tổng số tiền Chủ tịch Vingroup đã tài trợ cho VinFast trong 1 năm qua khoảng 22.257 tỷ đồng (xấp xỉ 1 tỷ USD).

Tại đại hội đồng cổ đông của Vingroup tháng 4/2024, ông Vượng cho biết, sau khi tài trợ 1 tỷ USD, ông sẽ tiếp tục thu xếp tài sản của mình để tài trợ cho VinFast tối thiểu thêm 1 tỷ USD nữa.

Về tình hình kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2024, VinFast ghi nhận doanh thu 357 triệu USD, tăng 33% so với quý liền trước và 9% so với cùng kỳ năm 2023. Công ty đã bàn giao 13.172 xe điện.

Ban lãnh đạo VinFast duy trì kế hoạch bàn giao 80.000 ô tô điện trong năm 2024, nhờ vào danh mục mẫu xe đa dạng, tiếp cận nhiều thị trường và các kế hoạch kinh doanh đang triển khai. Ban lãnh đạo cũng kỳ vọng đà tăng trưởng tại thị trường Việt Nam (thị trường chính) sẽ được thúc đẩy bởi các mẫu xe VF 5 và VF 3 giá cả hợp lý trong nửa cuối năm 2024, điều này sẽ bù đắp cho những thách thức trong ngắn hạn tại một số thị trường khác.

Ban lãnh đạo công ty cũng duy trì mục tiêu hòa vốn biên lợi nhuận gộp trong năm 2025 và EBITDA vào năm 2026.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Khám phá thiết kế và công năng đột phá của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc

Với vai trò then chốt trong chiến lược phát triển hạ tầng giao thông và du lịch, đặc biệt chuẩn bị cho APEC 2027, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ được nâng cấp toàn diện, hướng đến trở thành một trong những sân bay hiện đại, thông minh bậc nhất thế giới.

Sun Group khởi công dự án trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nâng cấp sân bay Phú Quốc và cam kết của Sun Group

Lợi nhuận ròng của 1.000 doanh nghiệp niêm yết ghi nhận quý tăng thứ 6 liên tiếp

Tổng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp niêm yết tăng 22,6% so với cùng kỳ trong quý I/2025, ghi nhận quý thứ 6 tăng liên tiếp. Trong đó, bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong quý I/2025.

Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán Vợ Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp bất động sản đăng ký bán sạch 24% cổ phần công ty

Thế Giới Di Động muốn mua lại cổ phiếu quỹ giữa lúc thị giá lên cao nhất từ đầu năm

Thế Giới Di Động thông báo sẽ mua lại hơn 324.000 cổ phiếu quỹ bằng nguồn vốn tự có của công ty, dự kiến thực hiện trong tháng 5 hoặc tháng 6/2025. Sau khi hoàn tất, MWG sẽ nắm giữ tổng cộng hơn 1 triệu cổ phiếu quỹ.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Pyn Elite Fund gia tăng mạnh tỷ trọng MWG, đưa cổ phiếu VIX vào top 10 danh mục

Vinasun dốc cả nghìn tỷ mua 1.200 xe Hybrid, hứa ra mắt dòng xe chưa có đối thủ nào có: Liệu có cứu được thị phần đã mất?

Phó Tổng Giám đốc Trần Anh Minh thừa nhận Vinasun đang ở trong thế có nhiều sức ép, khi "Xanh SM 2 năm qua đã tăng vốn lên 18.000 tỷ đồng, Grab cũng đã huy động đến 12 tỷ USD… vốn chủ sở hữu của Vinasun chỉ hơn 1.100 tỷ đồng".

Ông Đặng Phước Thành xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch Vinasun sau 23 năm, con trai ngồi vào ghế Tổng giám đốc SK Group đăng ký bán hơn 50 triệu cổ phiếu VIC, cổ đông Singapore thoát hết vốn tại Vinasun