Vietcombank dự kiến bán 51.000 tỷ đồng nợ cho một ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Giao dịch dự kiến này liên quan đến chỉ tiêu tăng trưởng tổng tài sản và tăng trưởng tín dụng của Vietcombank trong năm 2023.

Sáng 9/1, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023.

Những kết quả hoạt động cơ bản trong năm 2022 được báo cáo tại hội nghị, cũng như dự kiến bước đầu các chỉ tiêu kế hoạch năm mới.

Báo cáo cho biết, đến cuối năm 2022, huy động vốn thị trường I của Vietcombank đạt khoảng 1,26 triệu tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2021, đạt 100% kế hoạch năm 2022. Tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn (CASA) bình quân đạt 34%, tăng 1,8 điểm % so với 2021, qua đó là một trong số ít thành viên có CASA cao và tăng trong năm qua.

Trong năm 2022, tổng dư nợ của Vietcombank đạt khoảng 1,15 triệu tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm 2021. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng năm qua, theo hạn mức tăng trưởng được Ngân hàng Nhà nước giao.

Về chất lượng tín dụng, dư nợ nhóm 2 của Vietcombank cuối năm 2022 là 3.289 tỷ đồng, tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,29%, giảm 0,08 điểm % so với 2021 (0,36%); dư nợ xấu là 7.662 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,67%, thấp hơn đáng kể so với kế hoạch được giao.

Quảng cáo

Đáng chú ý, số dư quỹ dự phòng rủi ro của Vietcombank chốt năm 2022 đã lên tới là 35.603 tỷ đồng, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng theo đó đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng với 465%.

Một số kết quả khác của năm 2022 được báo cáo tại hội nghị: Doanh số thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại đạt khoảng 135 tỷ USD, tăng 31,8% so với 2021; thị phần đạt mức khoảng18,5%, tăng 3,11% so với năm 2021. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt khoảng 73 tỷ USD, tăng 20,4% so với 2021. Các chỉ tiêu doanh số thẻ, bảo hiểm, phát triển khách hàng bán buôn-bán lẻ đều đạt kết quả tăng trưởng ấn tượng từ mức 37% đến 100%. Thu nhập ngoài lãi tăng 9,2% so với năm 2021, hoàn thành 108,7% kế hoạch năm 2022. Thu thuần kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng 31,7% so với năm 2021, hoàn thành 124% kế hoạch năm 2022. Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.393 tỷ đồng, hoàn thành 80% kế hoạch năm 2022.

Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của Vietcombank tăng 39% so với năm 2021 và đạt 119% kế hoạch năm 2022 (khoảng 36.700 tỷ đồng). NIM đạt 3,51%, tăng 0,24 điểm % so với 2021. Chỉ số ROAA và ROAE duy trì ở mức cao, tương ứng là 1,84% và 24,25%.

Cũng tại hội nghị, Vietcombank dự kiến một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2023. Những chỉ tiêu này tương đối, do có trọng số tăng trưởng tín dụng còn tùy thuộc vào hạn mức Ngân hàng Nhà nước giao.

Theo đó, bước đầu Vietcombank dự tính tăng trưởng tín dụng 12,8% so với năm 2022; huy động thị trường I tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng tín dụng, để tỷ lệ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) không cao hơn mức thực hiện năm 2022; tỷ lệ NIM trên 3,24%; lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 12% so với 2022; chỉ tiêu tổng tài sản tăng 9%.

Ở các chỉ tiêu trên, liên quan đến tổng tài sản và tăng trưởng tín dụng dự kiến, Vietcombank cho biết chưa loại trừ dư nợ 51.000 tỷ đồng dự kiến bán cho một tổ chức tín dụng yếu kém nhận chuyển giao bắt buộc trong năm 2023.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Sau kiểm toán, lợi nhuận ABBank giảm 10%

Lợi nhuận trước thuế sau kiểm toán của ABBank chỉ còn hơn 523 tỷ đồng, giảm 59 tỷ đồng, tương đương giảm 10% so với con số ngân hàng tự lập và giảm 22,9% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước.

Moody’s hạ bậc xếp hạng ABBank Một ngân hàng báo lợi nhuận quý II gấp gần 6 lần cùng kỳ 19 cổ đông sở hữu gần 67% vốn ABBank

Một số ngân hàng được nới “room” tín dụng

Ngân hàng nào có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 đã đạt từ 80% chỉ tiêu NHNN đã thông báo đầu năm 2024 sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên cơ sở điểm xếp hạng của TCTD.

“Tăng trưởng tín dụng 14-15%/năm là thách thức lớn” Thủ tướng chỉ đạo xây dựng sản phẩm tín dụng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng

Thủ tướng chỉ đạo xây dựng sản phẩm tín dụng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 27/8/2024 về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước.

“Tăng trưởng tín dụng 14-15%/năm là thách thức lớn” FiinRatings: Tín dụng tăng tốc báo hiệu thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ sôi động trở lại

Chủ tịch PGBank: Những thay đổi về nhân sự không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của PGBank

Theo ông Phạm Mạnh Thắng, Chủ tịch HĐQT PGBank, những biến động nhân sự thượng tầng trong thời gian qua của ngân hàng là do liên quan đến các bước chuyển đổi và tái cơ cấu theo đề án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Lộ diện 2 ứng viên dự kiến vào HĐQT của PGBank PGBank muốn chuyển trụ sở về Tòa nhà Thành Công Sau kiểm toán, lợi nhuận của PGBank giảm 21% PGBank ra sao hậu thay chủ mới?

Ngân hàng thương mại là động lực chính của thị trường TPDN

Theo FiinRatings, ngân hàng thương mại (NHTM) áp đảo thị trường sơ cấp với giá trị phát hành trong tháng 7 đạt hơn 27 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 87% tổng giá trị

Một công ty chứng khoán vừa phát hành thành công lô trái phiếu có giá trị nhỏ kỷ lục Công ty Điện mặt trời Trung Nam bị phạt vì không công bố thông tin trái phiếu