VIB: Doanh thu năm 2023 tăng trưởng 23%

Ngân hàng Quốc tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất trước kiểm toán cho năm 2023 với doanh thu tiếp tục đà tăng trưởng tốt, hiệu quả kinh doanh vượt trội, bảng tổng kết tài sản vững mạnh và uy tín thương hiệu ở top đầu ngành.

Ngân hàng Quốc tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất trước kiểm toán cho năm 2023 với doanh thu tiếp tục đà tăng trưởng tốt
Ngân hàng Quốc tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất trước kiểm toán cho năm 2023 với doanh thu tiếp tục đà tăng trưởng tốt

Doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ, hiệu suất sinh lời ở top đầu ngành

Kết thúc năm 2023, VIB đạt tổng doanh thu hơn 22.000 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với năm 2022, trong đó thu nhập từ lãi đạt hơn 17.000 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Thu nhập ngoài lãi chiếm 22% doanh thu, với sự đóng góp tích cực của các mảng thẻ tín dụng, bảo hiểm, ngoại hối và các khoản thu từ nợ đã xử lý rủi ro.

Chi phí hoạt động tiếp tục được kiểm soát tốt, duy trì ở mức 6.600 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 7% so với cùng kỳ trong bối cảnh VIB đang tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, thương hiệu, mạng lưới chi nhánh và con người.

Mức chênh lệch 16% giữa tăng doanh thu và tăng chi phí đã giúp gia tăng hiệu quả chi phí của VIB, với hệ số CIR (chi phí/doanh thu) giảm chỉ còn 30%, mức tốt nhất từ trước tới nay và ở top đầu ngành. Nhờ đó, lợi nhuận trước dự phòng tín dụng đạt trên 15.500 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với năm 2022.

vib-548.jpg

Bên cạnh kết quả kinh doanh giữ vững tăng trưởng ổn định, nhằm nâng cao chất lượng tài sản cũng như tạo bộ đệm dự phòng vững chắc, ngân hàng cũng chủ động trích lập dự phòng lên tới hơn 4.800 tỷ đồng, gấp 3,8 lần so với năm 2022. Kết thúc năm 2023, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 10.700 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 25%, duy trì hiệu quả sinh lời top đầu ngành.

Bảng tổng kết tài sản vững mạnh, tín dụng tăng trưởng 14,2%, rủi ro tập trung thấp nhất thị trường

Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản VIB đạt gần 410.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt hơn 267.000 tỷ đồng, tăng 14,2%, sử dụng toàn bộ hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp đầu năm và cao hơn mức tăng trưởng tín dụng trung bình toàn hệ thống.

Đáng chú ý, nhờ các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ cùng khẩu vị rủi ro thận trọng, tỷ lệ nợ xấu của VIB đã giảm mạnh, chỉ ở mức 2,2% so với mức đỉnh 2,62% vào cuối quý I/2023 và đang có xu hướng tiếp tục giảm trong bối cảnh thị trường có nhiều tín hiệu tích cực cùng mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp trong vòng 20 năm trở lại đây.

Theo Ban lãnh đạo VIB, mặc dù tình hình thị trường có nhiều biến động trái chiều nhưng VIB vẫn nhất quán với chiến lược bán lẻ cùng khẩu vị rủi ro thận trọng. Hiện VIB là một trong những ngân hàng có rủi ro tín dụng tập trung thuộc nhóm thấp nhất thị trường với mức độ phân tán rủi ro tập trung tối đa.

Tại thời điểm cuối năm 2023, tỷ trọng dư nợ bán lẻ tại VIB đạt trên 85% tổng danh mục cho vay, đồng thời trên 90% dư nợ bán lẻ là cho vay có tài sản đảm bảo.

Bên cạnh đó, VIB cũng thận trọng trong việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Trong hơn 4 năm qua, dư nợ cho vay các hoạt động và lĩnh vực như: BOT, năng lượng tái tạo, bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu bất động sản đều bằng không. Danh mục đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp tại VIB cũng ở nhóm thấp nhất thị trường, chỉ chiếm 0,3% danh mục tín dụng và chủ yếu là của các công ty ngành sản xuất và dịch vụ.

Tại ngày 31/12/2023, tổng huy động vốn của VIB đạt 283.000 tỉ đồng, trong đó tiền gửi khách hàng gần 237.000 tỉ đồng, tăng 18% so với đầu năm. Động lực tăng trưởng chính đến từ huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tăng 21%, trong đó số dư CASA khách hàng cá nhân cũng tăng tới 33% so với đầu kỳ. Kết quả đạt được thông qua các chiến lược thu hút khách hàng cá nhân bằng các sản phẩm tiền gửi hấp dẫn và tích hợp với ứng dụng ngân hàng số MyVIB mang lại tiện ích cho khách hàng ở mọi nơi.

Quảng cáo

Bên cạnh đó, nhằm đa dạng và tối hóa nguồn vốn, VIB cũng thực hiện huy động trên nhiều kênh khác nhau nhằm đảm bảo thanh khoản và giảm thiểu rủi ro thị trường. Với vị thế và uy tín trên thị trường vốn quốc tế, VIB tiếp tục huy động thành công thêm 280 triệu đô la Mỹ từ các định chế tài chính lớn trên thế giới với các đối tác hàng đầu như UOB, Maybank…, nâng tổng nguồn vốn huy động quốc tế trong năm 2023 đạt gần 400 triệu đô la Mỹ, là ngân hàng Việt Nam duy nhất thực hiện thành công khoản vay hợp vốn trong năm.

Tại ngày 31/12/2023, các chỉ số quản trị đều được được duy trì ở mức an toàn và tối ưu, với hệ số an toàn vốn CAR (Basel II) ở mức 11,7% (so với quy định là trên 8%), hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 27% (quy định dưới 30%), hệ số cho vay trên huy động (LDR) đạt 73% (quy định là dưới 85%), tỉ lệ dự trữ thanh khoản (MLH) là 18% (quy định là trên 10%) và chỉ số Tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng (NSFR) theo chuẩn mực Basel III đạt 115% (quy định trên 100%).

Xếp hạng cao nhất ngành bởi NHNN, tiếp tục xây dựng uy tín và thương hiệu hàng đầu

Trong quý 4/2023 vừa qua, VIB tiếp tục nhận được xếp hạng từ NHNN, với mức xếp hạng tổng thể nằm ở nhóm cao nhất ngành ngân hàng. VIB là một trong số ít ngân hàng thương mại có xếp hạng cao nhất bởi NHNN trong 3 năm liên tiếp, dựa theo các tiêu chí minh bạch do NHNN đưa ra. Với mức xếp hạng này, VIB tiếp tục được NHNN cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2024 ở nhóm cao nhất ngành, trên 16%.

vib-pr-01-2665.jpg

Uy tín thương hiệu của VIB cũng gắn liền với vai trò tiên phong trong việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế vào Việt Nam. Năm 2019, VIB là ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai thành công 3 trụ cột của chuẩn mực quản trị rủi ro Basel II.

Đến tháng 8/2023, VIB tiếp tục được NHNN lựa chọn cùng với 9 ngân hàng thương mại khác tham gia Ban chỉ đạo triển khai chuẩn mực vốn Basel II nâng cao và Basel III. Song song, VIB là ngân hàng duy nhất, cùng với 1 NHTM cổ phần khác đã hoàn tất và phát hành báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế (IFRS) từ năm 2019, sớm hơn yêu cầu của Bộ tài chính 6 năm.

Đồng thời, VIB là một trong 6 ngân hàng được Forbes xếp hạng là 6 ngân hàng niêm yết tốt nhất Việt Nam trong 3 năm liền, dựa theo các tiêu chí về hiệu quả hoạt động và lợi nhuận.

vib-pr-02-6552.jpg

Ngoài sự ghi nhận của NHNN, của Forbes, trong năm 2023 VIB tiếp tục củng cố thương hiệu và uy tín của mình với các giải thưởng của International Finance Magazine, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, VN50, các tổ chức phát hành thẻ Master, Visa…

Cụ thể, VIB xác lập hai kỷ lục ghi nhận bởi Tổ chức Kỷ lục Việt Nam dành cho Super Card - dòng thẻ tín dụng đầu tiên tại Việt Nam cho phép người dùng thiết kế các tính năng thẻ và VIB Checkout - ứng dụng ngân hàng số đầu tiên tích hợp Soft POS.

Bên cạnh đó, ứng dụng MyVIB cũng được Tạp chí International Finance Magazine trao tặng giải thưởng “Ứng dụng ngân hàng di động tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam” năm 2023. Chương trình âm nhạc “Ca sĩ mặt nạ” (The Masked Singer) do VIB là nhà tài trợ kim cương đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, giúp thông điệp “dẫn đầu xu thế thẻ” của VIB đến với hơn 2 tỷ view trên tất cả các kênh trong năm 2023.

vib-pr-03-5315.jpg

Năm 2024 là năm thứ 8 của hành trình chuyển đổi chiến lược 10 năm 2017-2026 của VIB. Là một trong những ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ cao nhất thị trường, VIB tiếp tục kiên định với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam về quy mô và chất lượng.

Trong thời gian tới, ngân hàng sẽ tiếp tục thiết kế và cung cấp các giải pháp sản phẩm dịch vụ vượt trội cho khách hàng, duy trì vị thế dẫn đầu ở một số mảng kinh doanh bán lẻ trọng yếu. Đồng thời VIB sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào chuyển đổi số tất cả sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, phát triển con người, nâng cấp mô hình vận hành, chú trọng quản trị rủi ro đảm bảo các hệ số an toàn, lành mạnh và minh bạch.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu