Theo đó, khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ vay bổ sung vốn lưu động phục vụ mùa kinh doanh cuối năm sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi, hạn mức cho vay lên tới 100% nhu cầu vốn, thời hạn vay đến 24 tháng, thời gian khế ước nhận nợ 12 tháng, miễn phí trả nợ trước hạn.
Trên website VIB, khách hàng có nhu cầu vay vốn có thể nhập số tiền muốn vay, kỳ hạn vay, hệ thống sẽ tính toán số tiền gốc và lãi phải thanh toán hàng kỳ. Điều này giúp khách hàng chủ động trong kế hoạch tài chính của mình. Đồng thời, các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục vay vốn cũng được tinh gọn, nhằm giúp khách hàng tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh chóng, ngân hàng cũng áp dụng số hóa vào quy trình phê duyệt giúp đẩy nhanh thời gian thẩm định, phê duyệt hồ sơ cho khách hàng.
Nên kinh doanh gì cuối năm?
Giai đoạn 2 tháng cuối năm cho đến Tết Nguyên đán thường là mùa kinh doanh cao điểm đối với nhiều lĩnh vực như: bán lẻ hàng tiêu dùng, dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa, dịch vụ du lịch, nội thất và trang trí nhà cửa, quà tặng…. Theo kết quả khảo sát thị trường của Công ty Kantar Việt Nam mới công bố gần đây, dù kinh tế trong nước phục hồi nhẹ, nhưng người tiêu dùng vẫn đang bị ảnh hưởng về việc làm, thu nhập nên xu hướng tiêu dùng có nhiều thay đổi.
Theo đó, các tiêu chí mà người tiêu dùng hiện nay quan tâm khi mua sắm, lựa chọn sản phầm có sự thay đổi về thứ tự ưu tiên. Họ chú trọng nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe, ưu tiên trải nghiệm tại nhà, cá nhân hóa nhu cầu, đồng thời tối ưu hóa chi tiêu bằng lựa chọn sản phẩm giảm giá, so sánh giá giữa các kênh phân phối…
Do đó, tập trung kinh doanh các sản phẩm – dịch vụ liên quan đến sức khỏe, chăm sóc cá nhân cũng là một xu hướng đáng được lưu tâm. Bên cạnh đó, nhu cầu quà tặng trong dịp Tết sắp tới sẽ tăng cao, trong bối cảnh xu hướng tiêu dùng đang thay đổi, người làm kinh doanh cũng cần chú ý đến tính ứng dụng cao và sự đa dạng trong mặt hàng kinh doanh, thay vì ưu tiên chọn theo thương hiệu, hình thức như trước.
Cần chuẩn bị gì cho mùa kinh doanh cao điểm?
Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần chuẩn bị kỹ càng về phương án sản xuất, kinh doanh, nguồn cung ứng hàng hóa nguyên liệu, phương án bán hàng cũng như chính sách thu hút người tiêu dùng. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng tốc sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn này là bổ sung nguồn vốn với chi phí hợp lý và gia tăng hiệu quả trong quản lý dòng tiền để tối ưu lợi nhuận.
Để gia tăng doanh thu trong bối cảnh hiện nay, người làm kinh doanh sẽ phải tính toán đến phương án giảm giá thành sản phẩm – dịch vụ, gia tăng ưu đãi và các hoạt động chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, làm sao để giảm giá mà vẫn đảm bảo doanh thu và tối ưu lợi nhuận là bài toán mà các chủ doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng. Giảm chi phí lãi vay sẽ là một trong những giải pháp thiết thực mà ngân hàng có thể đồng hành cùng doanh nghiệp.
Theo đánh giá của đại diện VIB, nền kinh tế đang có nhiều tín hiệu tích cực như đơn hàng của doanh nghiệp xuất khẩu tăng trở lại, sức cầu tiêu dùng tăng, khó khăn trong một số lĩnh vực dần được tháo gỡ...Trên cơ sở nền lãi suất giảm từ đầu năm đến nay, cộng với nhiều phương án chủ động từ phía ngân hàng như đưa ra mức lãi suất ưu đãi, miễn giảm hoàn toàn nhiều loại phí giao dịch, ngân hàng mong rằng sẽ góp phần tạo thêm động lực cho khách hàng tăng trưởng kinh doanh trong giai đoạn cuối năm.
Song song đó, VIB hiện đang triển khai nhiều giải pháp tài chính tổng thể giúp khách hàng vận hành kinh doanh hiệu quả, tối ưu chi phí hoạt động. Gói tài khoản iBusiness và sBusiness dành cho cá nhân kinh doanh và chủ doanh nghiệp siêu nhỏ với các ưu đãi đặc quyền về miễn phí giao dịch, cộng lãi suất khi tham gia tiền gửi có kỳ hạn, giảm lãi vay cùng bộ công cụ tài khoản số đẹp, giải pháp thanh toán QR, ứng dụng ngân hàng số tích hợp công nghệ SoftPOS giúp khách hàng quản lý tài chính hiệu quả. Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại đây.