Vận tải khách đường bộ, đường sắt chỉ mới "rục rịch" giảm giá cước

Sau 5 lần giảm liên tiếp, giá xăng từ mức 32.870 đồng/lít đã giảm gần 10.000 đồng về hơn 23.000 đồng/lít và dự báo có khả năng giảm tiếp. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có ngành đường sắt và một số hãng taxi trên địa bàn Hà Nội có động thái kê khai mức giá mới
Các doanh nghiệp taxi trên địa bàn Hà Nội đang thực hiện kê khai giảm giá cước - Ảnh minh họa
Các doanh nghiệp taxi trên địa bàn Hà Nội đang thực hiện kê khai giảm giá cước - Ảnh minh họa

Taxi đang thực hiện kê khai mức giá giảm

Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội thông tin, trước diễn biến giá xăng dầu giảm, đến nay đã có 2 hãng taxi của Hà Nội là Thanh Nga và Vạn Xuân đã giảm giá cước. Một số doanh nghiệp khác đang kê khai giá cước mới để gửi Sở GTVT TP Hà Nội.

Mức giá cước hiện tại của hầu hết các hãng taxi ở Hà Nội là 15.000 đồng/km. Tới đây, sau khi điều chỉnh, mức giá mới sẽ còn từ 14.000 - 14.500 đồng/km, giảm khoảng 7%, gần tương đương với mức giá cước đã tăng, trong khi giá xăng thời điểm này còn ở mức 24.600 đồng/lít (cao hơn 7% so với giá xăng thời điểm các doanh nghiệp taxi đề xuất tăng giá).

Tại TP.HCM, Hãng taxi Vinasun vừa đăng ký thủ tục giảm giá cước 1.000 đồng/km sau khi giá xăng dầu giảm.

Lý giải về sự chậm trễ trong việc giảm giá cước, ông Hùng cho biết mỗi lần điều chỉnh giá cước, các hãng taxi tốn nhiều chi phí để kiểm định lại đồng hồ và trang bị bộ dán giá cước mới. Tổng mức phí để thực hiện điều chỉnh giá cước mỗi lần là 150.000 đồng/xe chưa kể thời gian thực hiện các thủ tục kê khai giá cước mới. Do đó các doanh nghiệp cần phải có lộ trình, kế hoạch cụ thể, hay nói cách khác là phải có "độ trễ" nhất định sau các đợt giảm giá xăng dầu.

Giá cước xe khách "đứng yên"

Đại diện Hãng xe Sao Việt cho biết, giá cước tuyến Hà Nội - Lào Cai hiện nay của hãng là 280.000 đồng/người/lượt, tăng 40.000 đồng (tương đương khoảng 16% so với giá vé trước đây).

Tuy nhiên, hãng chưa đề xuất mức giá giảm bởi thời điểm Sao Việt thực hiện tăng giá vé vào khoảng tháng 3/2022 (giá xăng dầu 25.000 đồng/lít) đến khi giá xăng chạm mốc gần 33.000 đồng/lít nhưng doanh nghiệp không điều chỉnh tăng theo. Đến nay, giá xăng giảm chưa đủ để doanh nghiệp bù lỗ trong khoảng thời gian trước nên tạm thời Sao Việt chưa điều chỉnh giảm giá.

Tương tự, ông Hán Trọng Bằng, chủ hãng xe Cường An chuyên tuyến Hà Nội - Tuyên Quang cho biết trước đây, khi giá xăng chỉ 15.000 - 16.000 đồng/lít, giá vé tuyến Hà Nội - Tuyên Quang là 100.000 đồng/vé.

Khi giá xăng tăng đến 26.000 đồng/lít vào tháng 4/2022 (tăng đến 68%), doanh nghiệp mới đề xuất tăng giá vé lên 120.000 đồng/vé (tăng khoảng 20%). Giá xăng hiện tại đã giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao so với thời điểm áp dụng mức giá cũ nên hãng cũng chưa đề xuất giảm.

Công ty CP xe khách Phương Trang - FUTA Bus Lines và Công ty Thành Bưởi cũng cho biết vẫn giữ nguyên giá vé vì trong đợt xăng tăng giá trước đó, giá vé không tăng.

Việc giảm giá cước hay không phụ thuộc vào việc kê khai giá của doanh nghiệp - Ảnh minh họa

Kiến nghị sửa nghị định về kê khai giá

Nói về giải pháp để hạn chế tình trạng "tăng nhanh, giảm chậm" như hiện nay, ông Đỗ Công Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) cho hay việc giảm giá vé hay không phụ thuộc phần lớn vào kê khai lại của doanh nghiệp.

Ví dụ, tại thời điểm doanh nghiệp kê khai, giá xăng dầu cao nhất là 32.000 đồng, sau đó lại giảm xuống 25.000 đồng. Nếu doanh nghiệp không giảm giá vé đã tăng trước đó là 10% các sở GTVT có thể yêu cầu doanh nghiệp rà soát kê khai lại.

Khi doanh nghiệp kê khai lại, các chi phí đầu vào và xăng dầu có tăng hay giữ nguyên so với mức giá tăng cao nhất của xăng dầu mới tính toán được giá cước vận tải có cao hay không.

Tuy nhiên, ông Thủy cũng chia sẻ hiện nay chưa có quy định yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai lại giá khi giá xăng, dầu giảm. Do đó, khi sửa các nghị định về kê khai giá, có thể kiến nghị bổ sung nội dung: Khi các yếu tố đầu vào hình thành giá thay đổi, nếu doanh nghiệp không thực hiện điều chỉnh giá, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được yêu cầu doanh nghiệp kê khai lại.

Trên thực tế, đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, doanh nghiệp vận tải hoạt động theo cơ chế thị trường, tự đăng ký và kê khai giá cước và cơ quan quản lý Nhà nước không thể buộc doanh nghiệp giảm giá cước.

Do đó, kê khai giá là việc của doanh nghiệp vận tải, chỉ khi doanh nghiệp bán vé cao hơn giá kê khai cơ quan Nhà nước mới xử lý được.

Theo ông Thủy, để góp phần bình ổn giá tiêu dùng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng chỉ có hình thức đề nghị các sở GTVT yêu cầu doanh nghiệp vận tải rà soát, giảm giá cước phù hợp với diễn biến giảm giá xăng dầu.

Cước vận tải đường sắt giảm nhẹ

Ông Đỗ Văn Hoan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, từ ngày 10/8 - 21/8/2022, Công ty đã điều chỉnh giá vé các tàu Thống Nhất: Giảm 3% giá vé ghế ngồi và 5% giá vé giường nằm. Các tàu chạy tuyến Hà Nội - Vinh, Hà Nội - Đồng Hới giảm 10% giá vé.

Riêng các tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng không giảm giá vé do không tăng giá vé khi giá nhiên liệu tăng.

Với cước hàng hóa, từ ngày 15/7/2022 đến nay, Công ty đã giảm tổng cộng 5% trên các tuyến đường sắt.

Ở khu vực phía nam, ông Thái Văn Truyền, Tổng giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết ngay khi giá nhiên liệu giảm, vừa qua Công ty đã giảm giá vé tàu khách 3 - 5%. Cước vận tải hàng hóa cũng đã giảm nhiều đợt, mức cao nhất là 5%.

Theo Báo Chính phủ

Đọc tiếp

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng- tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng- tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh. Với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị

Quang cảnh hội thảo

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) và đại diện các bộ, ban, ngành tổ chức buổi chia sẻ về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng: “Nghi ngờ dòng tiền và năng lực của Vingroup là không có cơ sở, sẽ tài trợ thêm 1 tỷ USD cho VinFast”

“Nói thị trường nghi ngờ dòng tiền và năng lực của Vingroup là không có cơ sở, đây là tin đồn và dụng ý khác nhau. Đến giờ này chúng tôi chưa bao giờ chậm ngân hàng một đồng lãi nào, chưa nói đến gốc, các kế hoạch tài chính được vạch ra và thực hiện nghiêm túc”, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup nói.

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Chat với BizLIVE