Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng 'xanh' và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I

Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 1.214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng cùng kỳ năm trước, ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ từ các mảng kinh doanh cốt lõi.

Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng 'xanh' và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I

Ưu tiên chính sách vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho khách hàng

Ngân hàng nhà nước (NHNN) đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng chung từ đầu năm là 15% cho toàn hệ thống cũng như giao cụ thể cho từng ngân hàng, tạo cơ hội cho các ngân hàng đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh doanh ngay từ đầu năm.

Riêng tại OCB, đi đầu trong công tác đồng hành, hỗ trợ khách hàng thông qua các sản phẩm/chính sách ưu đãi, đáp ứng nhu cầu thực tế của từng nhóm khách hàng. Ngân hàng đang ưu tiên hướng dòng vốn tín dụng vào các sản phẩm có lợi suất tốt đi kèm rủi ro có thể chấp nhận được, đẩy mạnh cho vay sản xuất kinh doanh, mua nhà cho cá nhân có nhu cầu thực với lãi suất chỉ từ 5,2%… Riêng doanh nghiệp, khách hàng được phân nhóm hỗ trợ theo ngành nghề, như lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể vay với mức lãi suất từ 5% thậm chí thấp hơn.

Không chỉ giảm lãi suất cho khoản vay mới mà ngay cả những khoản vay cũ cũng được ngân hàng giảm, qua đó hỗ trợ, tạo điều kiện cho khách hàng mở rộng kinh doanh và phát triển. Đồng thời với các doanh nghiệp có dự án xanh, giúp giảm phát thải môi trường, dự án hướng đến lợi ích vì cộng đồng, sẽ được ưu tiên thêm chính sách ưu đãi.

screen-shot-2024-04-24-at-40550-pm-7463.png

OCB ưu tiên chính sách vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho khách hàng

Nhờ nhiều giải pháp linh hoạt giúp khách hàng dễ tiếp cận nguồn vốn, OCB đã có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn rất nhiều so với toàn ngành (0,26%). Tính đến cuối quý I/2024, dư nợ thị trường 1 của OCB ghi nhận tăng trưởng tốt, đạt mức 3,5% lên 153.199 tỷ đồng. Đây là “quả ngọt” đầu tiên mà ngân hàng đã gặt hái từ chiến lược tập trung đẩy mạnh mở rộng cơ sở khách hàng, quan hệ đối tác và số hóa. Tổng tài sản của OCB đạt mức 236.980 tỷ đồng tại thời điểm 31/3/2024.

Trong bối cảnh lãi suất huy động toàn hệ thống chạm đáy và tiếp tục xu hướng giảm, OCB vẫn duy trì được nguồn vốn huy động thị trường 1 ở mức 163.401 tỷ đồng.

Tổng thu thuần của OCB đạt 2.287 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, đóng góp chính cho tăng trưởng đến từ thu nhập lãi thuần và hoạt động kinh doanh ngoại hối. Thu nhập lãi thuần trong quý đạt 1.901 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ và chiếm 83,12% tổng thu thuần nhờ các chính sách ưu đãi lãi suất, hỗ trợ khách hàng và doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn cung vốn. Nguồn thu nhập ngoài lãi cũng tăng trưởng tốt với mức tăng 13,8% lên 386 tỷ đồng. Riêng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt 118 tỷ đồng, gấp 2,4 lần cùng kỳ năm trước nhờ tận dụng cơ hội biến động mạnh của tỷ giá trong những tháng đầu năm.

Tổng kết quý I/2024, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh kinh tế vĩ mô tiếp tục biến động phức tạp.

Quảng cáo

Chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa

Bên cạnh mục tiêu kinh doanh, chiến lược phát triển bền vững thông qua việc đẩy mạnh số hóa cũng được ngân hàng ưu tiên triển khai ngay từ đầu năm.

screen-shot-2024-04-24-at-40557-pm-9322.png

Đại diện OCB và IFC thực hiện ký kết thỏa thuận tư vấn chuyển đổi ngân hàng xanh và dịch vụ ngân hàng số

Mới đây, OCB cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã chính thức ký kết thỏa thuận tư vấn chuyển đổi ngân hàng xanh và dịch vụ ngân hàng số bán lẻ và doanh nghiệp SME. Điều này không chỉ thúc đẩy phát triển tài chính khí hậu mà còn mở ra cơ hội tiếp cận vốn cho nhóm doanh nghiệp SME, đặc biệt là doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Cơ hội này góp phần đưa OCB từng bước trở thành ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng cơ hội kinh doanh, tạo thêm việc làm, và nâng cao mức sống và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Trong xu hướng đó, OCB cũng tiếp tục rà soát danh mục khách hàng vay vốn hiện hữu, chủ động xem xét giảm phí giao dịch đối với khách hàng hoạt động kinh doanh trong một số ngành nghề đặc thù liên quan đến lĩnh vực năng lượng, điện gió…

Được biết, dự kiến quý III/2024, ngân hàng sẽ phát hành báo cáo phát triển bền vững độc lập do PwC tư vấn.

Không chỉ tập trung vào danh mục đầu tư mang tính bền vững, OCB tiếp tục tăng cường đẩy mạnh số hóa, vốn là thế mạnh cũng như chiến lược ưu tiên của ngân hàng trong năm 2024 nhằm đẩy mạnh nguồn thu từ các dịch vụ, đồng thời tiết giảm được chi phí vận hành. Vào ngày 10/5 tới đây, OCB sẽ cho ra mắt phiên bản ngân hàng số OCB OMNI thế hệ mới, trên cơ sở hợp tác cùng Backbase - công ty công nghệ tài chính hàng đầu thế giới.

screen-shot-2024-04-24-at-40606-pm-3804.png

Phiên bản ngân hàng số OCB OMNI thế hệ mới, tối ưu trải nghiệm và tính bảo mật

Với năng lực xử lý giao dịch mạnh mẽ, hiện đại, đảm bảo tốc độ nhanh chóng, tự động đề xuất sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tài chính được cá nhân hóa cho từng khách hàng, cùng công nghệ bảo mật FIDO kết hợp với xác thực sinh trắc học tiên tiến sẽ được ra mắt vào tháng 7 sắp tới. Phiên bản này loại bỏ hoàn toàn mã OTP gây bất tiện trong trải nghiệm cũng như bảo mật, đảm bảo tính an toàn, bảo vệ thông tin tài chính của người dùng một cách tối ưu, kỳ vọng sẽ giúp OCB gia tăng, mở rộng cơ sở khách hàng, từ đó đem lại hiệu quả cao về mặt kinh doanh.

Năm 2024, OCB đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ thêm 4.168 tỷ đồng lên 24.717 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu, mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.885 tỷ đồng, tăng 66% so với kết quả năm 2023.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Thúc đẩy tài chính toàn diện: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 12/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện, đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tài chính toàn diện, giúp mọi người dân ở mọi vùng miền có cơ hội tiếp cận bình đẳng và thụ hưởng thành quả từ các dịch vụ tài chính, đồng thời được bảo vệ an toàn khi sử dụng những dịch vụ này.

“Ông lớn” ngân hàng châu Âu sắp cung cấp dịch vụ giao dịch bitcoin Thị trường vẫn có Ngân hàng "giữ lửa" Củng cố nguồn lực, ngân hàng đẩy mạnh trả cổ tức, tăng vốn “khủng”

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã công bố quyết định chuyển giao bắt buộc (CGBB) GPBank cho VPBank và HDBank nhận DongA Bank (nay là Ngân hàng số Vikki). Trước đó, NHNN cũng đã thực hiện chuyển giao bắt buộc OceanBank (nay là MBV) cho MB và CB (nay là VCBNeo) cho Vietcombank. Như vậy, chỉ trong vòng 3 tháng, NHNN đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015.

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng SHB chuẩn bị phát hành cổ phiếu trả cổ tức trong quý I/2025 SHB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 11%

BIDV ưu đãi khách hàng hưởng chính sách theo Nghị định 178

Nhằm mang đến giải pháp tài chính an toàn và sinh lời vượt trội dành riêng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, BIDV triển khai gói sản phẩm “Tiền gửi an vui - Sinh lời bền vững” với nhiều ưu đãi hấp

BIDV khai trương hoạt động Trung tâm khách hàng cá nhân cao cấp tại TP. Hồ Chí Minh Thủ tướng triệu tập lãnh đạo T&T, Hoà Phát, Gelex… và loạt ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank, VPBank...