Ngân hàng OCB: Cơ sở nào đặt mục tiêu lãi kỷ lục hơn 6.800 tỷ?

Ngày 15/4, Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã OCB) tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2024, thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận lên mức cao nhất từ trước tới nay.

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của OCB.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của OCB.

Năm 2023, OCB đạt lãi trước thuế hơn 4.139 tỷ đồng. Sau khi trích lập các quỹ theo quy định, lợi nhuận còn lại năm 2023 còn gần 2.770 tỷ đồng. Lợi nhuận còn lại gộp với các năm trước là hơn 5.307 tỷ đồng.

Năm 2024, OCB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 6.885 tỷ đồng, tăng 66% so với kết quả năm 2023 và là mức cao kỷ lục từ trước tới nay.

Mục tiêu đến cuối năm 2024, tổng tài sản ngân hàng đạt 286.562 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm. Tổng huy động vốn thị trường 1 dự kiến đạt 197.346 tỷ đồng, tổng dư nợ thị trường 1 đạt 177.592 tỷ đồng, tăng lần lượt 17% và 20%. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 3%.

Năm nay, OCB đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ thêm 4.168 tỷ đồng thông qua 3 phương án gồm phát hành gần 411 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20%. Nguồn vốn sử dụng từ lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến ngày 31/12/2023 theo BCTC hợp nhất năm 2023 đã được kiểm toán.

Thứ hai là phát hành 5 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá phát hành 10.000 đồng/CP. Thứ ba là chào bán tối đa 882.353 cổ phiếu riêng lẻ với tổng giá trị dự kiến chào bán tối đa hơn 8,8 tỷ đồng.

Vốn điều lệ của OCB dự kiến sẽ tăng từ mức 20.548 tỷ đồng lên 24.717 tỷ đồng. Số tiền thu được từ tăng vốn, ngân hàng sẽ dùng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư, cho vay và mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất.

Dự kiến sau khi tăng vốn, Aozora Bank vẫn là cổ đông lớn duy nhất của OCB với tỷ lệ sở hữu 15%.

Ban điều hành tự tin đạt được mục tiêu kinh doanh

Trả lời cổ đông về động lực nào OCB đề ra kế hoạch kinh doanh 2024 như trên, Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn cho biết, khi đầu tư vào ngân hàng luôn muốn lợi nhuận cao để mang lại quyền lợi cao nhất cho cổ đông.

Quảng cáo

“OCB từ ngân hàng nhỏ lên vị thế hoàn toàn khác từ năm 2011 đến nay. Năm 2021 cũng nằm trong top 10 ngân hàng có lãi cao nhất thị trường. 2022-2023 là hai năm OCB không đạt được kế hoạch. Ngyên nhân là do lạm phát cao, hậu COVID-19 làm cho nền tài chính toàn cầu đổi chiều, tác động đến ngành ngân hàng, trong đó có cả OCB. Thu cốt lõi từ tín dụng những năm trước vẫn chiếm tỷ lệ cao, thu ngoài lãi rất tốt”, ông Tuấn nói.

Vị này nêu, khi đi vào thời kỳ thay đổi lãi suất, do thị trường thế giới, năm 2022 không đạt chủ yếu là kinh doanh trái phiếu chính phủ. Năm 2023 gặp vấn đề thu từ phí mảng bảo hiểm, chưa phục hồi được các vấn đề thu ngoài lãi. Thêm vào đó, thị trường khó khăn nên nợ quá hạn ảnh hưởng, nợ xấu bị ảnh hưởng, nên kết quả 2023 bị ảnh hưởng.

“Năm 2024, kế hoạch lãi trước thuế 6.885 tỷ, ban điều hành tự tin đạt được. OCB định vị tỷ suất lợi nhuận nằm trong top 5 các ngân hàng”, Chủ tịch ngân hàng chia sẻ.

Nói về nguyên nhân làm cho chênh lệch báo cáo tự lập và kiểm toán 2023, ông Nguyễn Đình Tùng, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc cho biết, việc chênh lệch này là do OCB chủ động trích lập thêm chi phí dự phòng để tăng cường bộ đệm quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

Nói về sự hỗ trợ từ cổ đông lớn Aozora Nhật Bản đối với hoạt động của OCB, ông Yoshizawa Toshiki, đại diện Aozora Bank cho biết, từ tháng 6/2021, tổ chức này nắm giữ 15% cổ phần OCB, không chỉ là cổ đông mà còn là đối tác chiến lược.

“3 năm qua, thời điểm mới đầu tư, OCB không có khách hàng Nhật Bản. Sau đó, Aozora tiến hành khai thác khách hàng Nhật Bản. Khách hàng doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng đông nên Aozora cũng muốn nâng lượng khách hàng Nhật tại OCB”, ông Yoshizawa Toshiki cho biết.

Ông Trịnh Văn Tuấn chia sẻ thêm, Aozora tham gia vào tất cả cuộc họp HĐQT OCB, ủy ban từ quản lý rủi ro, tín dụng, quản lý tài sản. Aozora cũng đã giới thiệu và thành lập ban, đưa khách hàng Nhật Bản về giao dịch tại OCB.

Chia sẻ về việc hợp tác với IFC, Tổng giám đốc Nguyễn Đình Tùng cho biết, OCB đã xây dựng các chuẩn mực xanh trong hoạt động từ nhiều năm trước. Năm 2024, OCB quyết định đưa các nội dung này thành chiến lược tổng thể, xây dựng thành khung với 3 trụ cột liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG) để điều chỉnh tất cả các sản phẩm OCB đưa ra thị trường.

Vị này thông tin, quy mô tín dụng xanh tại OCB đang trong xu hướng tăng dần và đạt tỷ trọng trung bình 8-10% trên tổng quy mô dư nợ tín dụng toàn ngân hàng, quy mô này dự kiến sẽ tăng mạnh trong các năm tới.

“Sự hợp tác chiến lược giữa OCB và IFC khẳng định cam kết trong việc theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng xanh. Dự kiến, quý III/2024, OCB sẽ phát hành báo cáo phát triển bền vững độc lập với sự tư vấn từ PwC”, ông Tùng cho biết.

Tương tự đại hội lần trước, thông tin liên quan khoản vay của 2 khách hàng FLC và Đại Nam tiếp tục được cổ đông quan tâm.

Theo đó, lãnh đạo OCB cho biết, hai khoản này đã được giải trình với cổ đông rất kỹ trong đại hội năm 2023 và OCB đã thu hồi đầy đủ các khoản nợ của 2 khách hàng này. Riêng đối với khách hàng FLC, hoạt động cho vay của OCB rất chặt chẽ, rõ ràng và minh bạch. Sai phạm tại FLC chỉ mang phương diện cá nhân.

Theo Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance

Theo đánh giá từ Brand Finance, TPBank là một trong những đơn vị nổi bật với chiến lược thương hiệu đậm nét và cách làm truyền thông riêng biệt, bản sắc, hiệu quả, ghi dấu ấn trong lòng khách hàng tại Việt Nam. Năm 2024, giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD, xếp hạng 23 trong 100 thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.

TPBank dẫn đầu về hỗ trợ doanh nghiệp SME 3 năm liên tiếp Thẻ TPBank phát triển bùng nổ với chiến lược cá nhân hóa sắc nét Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank

Khi ngân hàng thấu hiểu và đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số

Thời đại chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp phải hòa nhịp bằng việc ứng dụng công nghệ trong vận hành và giao dịch tài chính. Thấu hiểu sâu sắc nhu cầu của doanh nghiệp, các ngân hàng đã nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp tài chính đa năng với m

Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối Nhân viên Sacombank ủng hộ 1 ngày lương giúp đồng bào vượt thiên tai

Doanh nghiệp vẫn chưa dám vay vốn

Dù đã áp dụng nhiều giải pháp và cơ chế thúc đẩy, nhưng tăng trưởng tín dụng toàn ngành vẫn chưa đạt kỳ vọng khi nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, thận trọng với rủi ro nên chưa có nhiều nhu cầu vay vốn.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng dành các gói tín dụng trị giá 405.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị tác động bởi cơn bão số 3 Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10

MB muốn huy động hơn 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2

MBBank cho biết, số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu sẽ được ngân hàng sử dụng để tăng vốn cấp 2 và cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu hoặc phục vụ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

Cổ phiếu MBB vượt đỉnh thời đại MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Sacombank tung gói vay 15.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất chỉ từ 4,5%

Sacombank tiếp tục triển khai gói tín dụng ngắn hạn với quy mô 15.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu kinh tế trong quý cuối năm 2024.

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7,1%/năm Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối