UOB: Đừng để bị cuốn vào các cơn lốc của thị trường tài chính

Tình trạng bán tháo và hoảng loạn trên thị trường tài chính toàn cầu trong vài ngày qua là quá mức và dường như tách biệt khỏi các yếu tố cơ bản, vốn vẫn chưa cho thấy bất kỳ sự suy giảm lớn nào dựa trên dữ liệu và bằng chứng có sẵn. Giới chuyên môn đưa ra lời khuyên: “Hãy bình tĩnh và tiếp tục theo dõi, và đừng để bị cuốn theo các cơn lốc của thị trường”.

Thị trường tài chính toàn cầu đã rơi vào hỗn loạn trong vài ngày qua, do Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) tăng lãi suất sớm hơn dự kiến và báo cáo bảng lương phi nông nghiệp đáng lo ngại của Hoa Kỳ làm dấy lên nỗi lo về một cuộc suy thoái sắp xảy ra ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, căng thẳng ở Trung Đông và rủi ro địa chính trị đã leo thang.

Sự hỗn loạn diễn ra trong khoảng thời gian 2 ngày (ngày 2/8 và 5/8) khiến Chỉ số MSCI AC World giảm 5%, 3 chỉ số chứng khoán lớn của Hoa Kỳ giảm 4-6%, trong khi Nikkei của Nhật Bản lao dốc gần 18%. Trong thời gian này, đồng yên Nhật tăng giá 3,5% so với USD (đồng tiền này đã tăng hơn 10% kể từ mức thấp nhất là 161,69 vào ngày 10/7) khi chỉ số đô la Mỹ (DXY) giảm 1,7%. Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 22,8 điểm cơ bản và 18,7 điểm cơ bản. Đồng Franc Thụy Sĩ bằng (CHF) đã tăng khoảng 2% so với USD trong 2 ngày đó (tăng gần 6% so với mức yếu nhất vào đầu tháng 7). Chỉ số biến động (VIX hay thường được gọi là chỉ số sợ hãi) tăng vọt lên 38,57 vào ngày 5/8, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2020 khi nỗi sợ hãi bao trùm thị trường, mặc dù chỉ số này đã giảm và dao động quanh mức được ghi nhận vào cuối năm 2022.

Mối lo ngại về suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ đã được khơi dậy khi báo cáo việc làm đáng lo ngại của Hoa Kỳ vào thứ Sáu tuần trước (ngày 2/8) cho thấy, việc tạo ra việc làm đã giảm mạnh xuống còn 114.000 vào tháng 7/2024. Nhưng nghiêm trọng hơn là tỷ lệ thất nghiệp tăng tháng thứ 4 liên tiếp, từ 4,1% lên 4,3% (cao nhất kể từ tháng 10/2021) khi số lượng người thất nghiệp tăng thêm 352.000 vào tháng 7/2024 (một phần cũng có thể là do ảnh hưởng của cơn bão Berly tấn công Hoa Kỳ vào tháng 7). Tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến ở Hoa Kỳ đã đẩy chỉ số Sahm vượt quá giới hạn và nhấp nháy tín hiệu suy thoái.

carrytradethumbpng-1723139479698-17231394801151588548831.jpeg

Lo lắng về một cuộc “hạ cánh cứng” tại Hoa Kỳ

Chỉ số Sahm - là thước đo đáng tin cậy về các cuộc suy thoái trong quá khứ của Hoa Kỳ, đưa ra giả thuyết rằng, nếu tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ (dưới dạng trung bình 3 tháng) cao hơn ít nhất 0,5% so với mức tối thiểu của 12 tháng trước (3,5% trong trường hợp này), thì nền kinh tế đang ở giai đoạn đầu hoặc đã suy thoái. Chỉ số đó đã được "kích hoạt" khi tỷ lệ thất nghiệp mới nhất tăng vọt lên 4,3% vào thứ Sáu tuần trước.

Việc kích hoạt chỉ báo Sahm đã dẫn đến một đợt bán tháo mạnh trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ vào ngày thứ Sáu tuần trước (ngày 2/8), đợt bán tháo này tăng tốc vào ngày thứ Hai của tuần sau đó (ngày 5/8) do lo ngại về một cuộc suy thoái sắp xảy ra ở Hoa Kỳ hoặc thậm chí là "hạ cánh cứng" và gây ra một đợt định giá lại thị trường mạnh với các nhà phân tích điều chỉnh lại dự báo của họ về việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhiều hơn và sâu hơn. Các chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ sau đó đã giảm bớt một số khoản lỗ vào thứ Ba (ngày 6 tháng 8), nhưng tổng mức lỗ trong 5 ngày vẫn vượt quá 3%.

Dẫu vậy, trong báo cáo vừa công bố, Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB cho rằng, các dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế hoa kỳ vẫn đang ổn định. Mặc dù chỉ số Sahm có tính dự báo mạnh mẽ nhưng cần nhìn nhận rằng, chỉ số Sahm chỉ cho biết về thời điểm và không thể cho biết "mức độ" hoặc "mức độ nghiêm trọng" của suy thoái. Đối với mức độ suy thoái của Hoa Kỳ, cần được xem xét dữ liệu hiện hành để xem có bất kỳ thay đổi hoặc suy thoái đáng kể nào không. “Tóm lại, cho đến nay không có gì đáng chú ý để ám chỉ một sự suy giảm nghiêm trọng hoặc "hạ cánh cứng" sắp tới”, báo cáo nhấn mạnh.

Quảng cáo

Báo cáo của UOB cũng cho biết, 6 chỉ số kinh tế chính của Hoa Kỳ do Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) giám sát, bức tranh toàn cảnh vẫn cho thấy hiệu suất mạnh mẽ so với mức trung bình của các chu kỳ trước. Đồng thời, có thể chỉ ra rằng, tăng trưởng của Hoa Kỳ có thể đang đạt đỉnh hoặc đã đạt đỉnh nhưng vẫn còn ít (hoặc không có) bằng chứng về một cuộc hạ cánh cứng sắp tới.

Các chuyên gia của UOB cũng lưu ý, Ủy ban Xác định Chu kỳ Kinh doanh của NBER - đơn vị xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của một chu kỳ kinh doanh tại Hoa Kỳ, không dựa vào định nghĩa thông thường về "suy thoái kỹ thuật" để đánh giá, mà tham khảo sáu chỉ số kinh tế này trong số các dữ liệu khác.

Một điểm quan trọng khác là các chỉ số căng thẳng tài chính (cho đến đợt bán tháo cổ phiếu toàn cầu mới nhất) vẫn ở mức thấp mặc dù FED đã thắt chặt mạnh tay kể từ năm 2023.

FED sẽ cắt giảm lãi suất 2 lần vào năm 2024?

“Chúng tôi đánh giá rằng dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy sự kết hợp giữa hoạt động kinh tế Hoa Kỳ đang hạ nhiệt và thị trường lao động đang yếu đi, cùng với việc lạm phát tiếp tục giảm, đủ để bảo đảm cho kịch bản FED sẽ bắt đầu chu kỳ nới lỏng vào tháng 9/2024”, các chuyên gia UOB nhận định.

Cũng theo các chuyên gia UOB, dữ liệu dường như không đủ yếu để gợi ý về việc cắt giảm lãi suất sâu hơn hoặc thậm chí là cắt giảm lãi suất khẩn cấp của FED và tổng thể dữ liệu vẫn đang chỉ ra một kịch bản hạ cánh mềm. Do đó, tình trạng bán tháo và hoảng loạn trên thị trường tài chính toàn cầu trong vài ngày qua là quá mức và dường như tách biệt khỏi các yếu tố cơ bản, vốn vẫn chưa cho thấy bất kỳ sự suy giảm lớn nào dựa trên dữ liệu và bằng chứng có sẵn.

Tuy nhiên, vẫn chưa biết khi nào tâm lý tiêu cực sẽ lắng xuống và trở lại môi trường lý trí hơn. Do đó, các bản công bố dữ liệu sắp tới của Hoa Kỳ bao gồm CPI (ngày 14/8), PCE (ngày 30/8) và bảng lương phi nông nghiệp (ngày 6/9) sẽ là một số báo cáo quan trọng để nắm bắt tình hình sức khỏe của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Bất kỳ thay đổi nhanh chóng nào đối với dữ liệu chắc chắn sẽ thúc đẩy tâm lý thị trường. Lời khuyên được đưa ra là: “hãy bình tĩnh và tiếp tục theo dõi, và đừng để bị cuốn theo các cơn lốc của thị trường”.

Trong trường hợp không có sự sụt giảm đáng kể về các yếu tố cơ bản và dữ liệu, UOB dự báo FED cắt giảm lãi suất 2 lần (mỗi lần 25 điểm cơ bản) vào năm 2024 (trong các cuộc họp FOMC vào tháng 9 và tháng 12) và 4 lần (mỗi lần 25 điểm cơ bản) cho đến năm 2025.

Tuy nhiên, các chuyên gia UOB cũng lưu ý rằng, rủi ro của việc FED có thể "cắt giảm nhiều hơn" vẫn còn, mặc dù các động thái chính sách của FED phần lớn sẽ phụ thuộc vào dữ liệu.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn