Chứng khoán châu Á lao dốc sau thông báo thuế quan từ Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch 3/4, khi nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do tác động từ các biện pháp thuế quan mới của Mỹ.

untitled-20230112130635.png
Nhà đầu tư theo dõi biến động chứng khoán trên bảng điện tử. Ảnh: Reuters

Tình trạng bán tháo diễn ra trên diện rộng, khiến các chỉ số chính của những thị trường chứng khoán ở khu vực châu Á lao dốc.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,8% xuống còn 34.735,93 điểm, sau khi có thời điểm mất 4,6% vào giữa phiên, xuống mức thấp nhất trong tám tháng là 34.102 điểm. Nguyên nhân chính là lo ngại về thuế nhập khẩu 24% của Mỹ đối với hàng hóa Nhật Bản, trong đó ngành ô tô chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Các cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp lớn như Toyota, Nissan và Honda đều giảm từ 3% đến hơn 5%. Ngoài ra, đồng yen Nhật tăng giá mạnh so với đồng USD trong phiên này, do dòng vốn lớn tìm đến các tài sản an toàn, tạo thêm áp lực lên các nhà xuất khẩu. Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng cổ phiếu Nhật Bản trong tuần thứ chín liên tiếp tính đến ngày 29/3, đợt bán tháo dài nhất trong ba năm, giữa bối cảnh lo ngại rằng thuế quan đối ứng của Mỹ có thể làm gián đoạn xuất khẩu.

Quảng cáo

Chứng khoán Hàn Quốc cũng không tránh khỏi làn sóng bán tháo. Chỉ số Kospi giảm phiên thứ hai liên tiếp vào ngày 3/4, khi Mỹ công bố mức thuế quan đối ứng cao hơn dự kiến đối với hàng nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Cổ phiếu của các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung và SK Hynix đều lao dốc, do lo ngại xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng từ mức thuế 25% mà Mỹ áp đặt lên hàng hóa Hàn Quốc. Chốt phiên, chỉ số này giảm 19,16 điểm, tương đương 0,76%, đóng cửa ở mức 2.486,7 điểm, sau khi có lúc chạm mức 2.437,43 điểm vào giữa phiên.

Tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán có phản ứng trái chiều trước quyết định áp thuế của Mỹ đối với hàng hóa nước này. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải giảm nhẹ 0,2% xuống 3.342,01 điểm, nhờ kỳ vọng về sự hỗ trợ từ Chính phủ Trung Quốc. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) mất 1,6%, chịu tác động từ tâm lý lo ngại về các biện pháp đáp trả của Trung Quốc. Cổ phiếu của các tập đoàn thương mại điện tử lớn như Alibaba và JD.com giảm gần 5% do Mỹ dỡ bỏ chính sách miễn thuế đối với các gói hàng có giá trị nhỏ từ Trung Quốc.

Chuyên gia Stephen Innes của công ty quản lý tài sản SPI Asset Management cho biết: "Tổng thống Trump đã gây ra cú sốc thương mại mạnh mẽ nhất mà thị trường chứng kiến trong nhiều thập kỷ qua". Chuyên gia Stephen Innes cho biết các biện pháp áp thuế này có nghĩa là rủi ro lạm phát đã tăng vọt và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ bị hạ bớt với việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang "bị kẹp giữa chính sách tiền tệ diều hâu và lạm phát cứng đầu".

Nhà đầu tư trên toàn cầu đang theo dõi sát sao các động thái tiếp theo của Trung Quốc và các nước bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế mới của Mỹ. Việc Trung Quốc có phản ứng mạnh hay không sẽ quyết định xu hướng tiếp theo của thị trường. Trong bối cảnh bất ổn gia tăng, dòng tiền có khả năng chảy mạnh vào các tài sản an toàn như vàng, đồng yen Nhật Bản và trái phiếu Chính phủ Mỹ, gây áp lực lên thị trường chứng khoán toàn cầu.

Còn tại Việt Nam, chốt phiên 3/4, chỉ số VN-Index giảm 87,99 điểm (6,68%) xuống 1.229,84 điểm; HNX-Index giảm 17,18 điểm (7,22%), xuống 220,85 điểm.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Phiên thanh khoản kỷ lục, VN-Index giữ lại mốc 1.200 điểm

Sau phiên giảm kỷ lục, thị trường vẫn còn gặp áp lực bán khi đã có thời điểm giảm hơn 70 điểm. Tuy nhiên, những nỗ lực hấp thụ lực bán đã xuất hiện giúp nhiều cổ phiếu thoát được giá sàn. Đồng thời, VN-Index cũng đóng cửa trên 1.200 điểm.

DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025 Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Chứng khoán châu Á nối tiếp đà bán tháo toàn cầu

Nối tiếp đà bán tháo toàn cầu, ngày 4/4, chứng khoán châu Á giảm sâu do lo ngại chiến tranh thương mại từ thuế quan Mỹ, cùng rủi ro suy thoái và lạm phát tăng cao.

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10% Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Có 6/10 công ty chứng khoán trong Top 10 thị phần môi giới của HOSE mở rộng được thị phần giao dịch. Đáng chú ý nhất là "ông lớn" SSI đã có sự tăng tốc mạnh mẽ trong khi chứng khoán Mirae lại bị thu hẹp nhiều nhất.

Công ty chứng khoán ngoại lớn nhất đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 7% Chứng khoán HSC đặt mục tiêu năm 2025 cho vay 27.000 tỷ đồng