Lo ngại suy thoái đẩy giá dầu tiếp tục lao dốc

Dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm tinh chế được miễn trừ khỏi các mức thuế mới của ông Trump, nhưng các chính sách này có thể gây ra lạm phát.

Giá dầu tiếp tục giảm mạnh trong phiên chiểu 7/4, mất hơn 3% do căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế, từ đó giảm nhu cầu dầu thô, trong khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng mình, hay còn gọi là nhóm OPEC+, chuẩn bị tăng nguồn cung.

screenshot-2025-04-06-at-15-29-12-gia-dau-the-gioi-tang-do-su-co-duong-ong-tai-bien-caspi-vietnam-vietnamplus-20250406152945.png
Nhà máy lọc dầu ở Texas, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Cả hai loại dầu Brent Biển Bắc và dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đều giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021. Vào lúc 4 giờ 03 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 2,23 USD, hay 3,4%, xuống 63,35 USD/thùng, và giá dầu WTI giảm 2,22 USD, tương đương 3,58%, xuống 59,77 USD/thùng.

Giá dầu đã giảm 7% trong phiên trước đó, khi Trung Quốc tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ, làm leo thang cuộc chiến thương mại, khiến các nhà đầu tư dự báo khả năng suy thoái kinh tế cao hơn. Tuần trước, giá dầu Brent và WTI lần lượt giảm 10,9% và 10,6%.

Quảng cáo

Đáp trả lại các mức thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Trung Quốc cho biết sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với hàng hóa của Mỹ.

Dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm tinh chế được miễn trừ khỏi các mức thuế mới của ông Trump, nhưng các chính sách này có thể gây ra lạm phát, làm chậm tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng tranh chấp thương mại, gây áp lực lên giá dầu.

Chuyên gia Harry Tchilinguirian tại Onyx Capital Group cho biết, sự bất ổn xung quanh chính sách thuế quan vẫn còn hiện hữu. Một số ngân hàng phố Wall đã hạ triển vọng kinh tế và cảnh báo về khả năng suy thoái cao hơn nhiều. Điều này đã thực sự chi phối tâm lý thị trường.

Goldman Sachs ngày 7/4 dự báo xác suất suy thoái ở Mỹ là 45% trong 12 tháng tới và đã điều chỉnh giảm dự báo giá dầu. Tuần trước, JPMorgan cho biết họ nhận thấy xác suất suy thoái ở Mỹ và toàn cầu là 60%.

Trong diễn biến gây thêm áp lực lên thị trường “vàng đen”, nhóm OPEC+ đã quyết định đẩy nhanh kế hoạch tăng sản lượng. OPEC+ hiện đặt mục tiêu đưa 411.000 thùng/ngày (bpd) trở lại thị trường vào tháng 5, tăng so với mức 135.000 thùng/ngày đã lên kế hoạch trước đó.

Bà Sugandha Sachdeva, người sáng lập công ty nghiên cứu SS WealthStreet có trụ sở tại New Delhi, cho biết nguồn cung này, đảo ngược quá trình cắt giảm được duy trì trong hai năm qua, thể hiện một sự thay đổi lớn trong động lực thị trường và đóng vai trò như một lực cản đáng kể đối với giá dầu.

Trong khi đó, dữ liệu do LSEG Oil Research tổng hợp cho thấy nhu cầu dầu đang có dấu hiệu yếu hơn, với lượng dầu thô nhập khẩu giảm ở châu Á trong quý đầu tiên.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm

Phiên giao dịch này đã ghi nhận sự biến động mạnh khi giá có lúc giảm hơn 3 USD/thùng, nhưng sau đó lại tăng hơn 1 USD/thùng sau khi có thông tin cho rằng Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế 90 ngày.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về thuế quan mới của Mỹ Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Giá dầu đảo chiều giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump công bố thuế đối ứng

Sau khi tăng 1 USD trong phiên ngày 2/4, giá dầu thế giới đảo chiều giảm mạnh trong phiên giao dịch ngoài giờ, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng với các đối tác thương mại.

Mỹ đe dọa áp thuế, giá dầu biến động trái chiều Giá dầu nhích nhẹ sau khi Mỹ cảnh báo trừng phạt "vàng đen" của Nga