Tuần sóng gió của VN-Index từ khi tăng lãi suất: Mất 350.000 tỷ vốn hoá, P/E về sát 12

Cuối giờ chiều 22/9, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định tăng một loạt lãi suất điều hành. Kể từ ngày 22/9 đến hết phiên 29/9, chỉ số VN-Index đã giảm 7%, tương đương 350.000 tỷ đồng vốn hoá bị “bốc hơi”.

Chốt phiên giao dịch 29/9, chỉ số VN-Index giảm 17 điểm, tương đương 1,53% xuống 1.126 điểm, mức thấp nhất được ghi nhận kể từ đầu năm 2022. So với thị trường chứng khoán châu Á, thị trường Việt Nam đã phản ứng có phần thái quá khi các chỉ số chứng khoán châu Á chỉ biến động trong biên độ hẹp như TWSE (+0,51%), IDX (-0,58%), CSI 300 (-0,04%), NIKKEI 225 (-0,04%). Đặc biệt trong bối cảnh thị trường vừa đón nhận thông tin liên quan đến tăng trưởng GDP quý 3/2022 vượt dự báo, ghi nhận mức tăng 13,67%.

Phiên giảm điểm hôm nay kéo dài chuỗi 5 phiên giảm điểm liên tiếp kể từ khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành. Theo đó vốn hoá thị trường chứng khoán “bốc hơi” 350.000 tỷ đồng, P/E theo cập nhật của Bloomberg đã xuống 12,39 lần.

Khác với những lần thị trường điều chỉnh mạnh trước đó, lực cầu bắt đáy thường xuất hiện kéo chỉ số bớt thiệt hại hơn, thanh khoản thời điểm này tụt áp mạnh với các phiên chỉ quanh 11.000 tỷ đồng.

Áp lực của thị trường còn đến từ nhà đầu tư nước ngoài khi khối ngoại đã bán ròng liên tiếp 7 phiên.

Không chỉ những cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực bởi việc tăng lãi suất mà những nhóm cổ phiếu của doanh nghiệp hưởng lợi nhờ chính sách tăng lãi suất cũng trong xu hướng giảm mạnh.

Quảng cáo

Việc thị trường ảnh hưởng bởi động thái tăng lãi suất đã nằm trong dự báo của các công ty chứng khoán cũng như giới chuyên gia, nhưng hầu hết các quan điểm được đưa ra trước đó vẫn có phần lạc quan hơn so với thực tế.

Nhận định về diễn biến giao dịch tuần ngay sau quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng nhà nước, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho biết trong ngắn hạn, rủi ro điều chỉnh vẫn hiện hữu và chỉ số VN-Index có thể có những thời điểm lùi sâu hơn xuống dưới mốc 1.200 điểm.

Chuyên gia VNDIRECT khuyến nghị nhà đầu tư nên ưu tiên nắm giữ cổ phiếu trong những ngành dự kiến ghi nhận KQKD quý 3/2022 tích cực như bán lẻ, thực phẩm - đồ uống hoặc có thông tin hỗ trợ mạnh như xây dựng hạ tầng (đẩy mạnh giải ngân đầu tư công) và bảo hiểm (tăng lãi suất). Ngược lại, nên hạ tỷ trọng nhóm cổ phiếu đầu cơ, cổ phiếu “beta cao” để hạn chế rủi ro.

Với thực trạng thanh khoản liên tục suy yếu với các nguyên nhân như dòng tiền rút ra khỏi chứng khoán phân bổ vào các kênh khác và trở lại sản xuất kinh doanh, siết chặt thị trường trái phiếu, quá trình hạ đòn bẩy của nhà đầu tư và động thái siết chặt chính sách tiền tệ đến từ cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia chứng khoán Bùi Văn Huy cho rằng thanh khoản có khả năng tiếp tục giảm sút.

Cũng theo ông Huy, bối cảnh hiện tại vẫn rất nhiều rủi ro ở cả trong và ngoài nước, do đó diễn biến thị trường có thể chưa thể lấy lại trạng thái tích cực ngay được. Thông thường nếu bối cảnh chưa cải thiện, đáy ngắn hạn sẽ được tạo tạm thời khi thị trường quá bán sâu, kích hoạt dòng tiền bắt đáy.

Thống kê của chứng khoán BSC cho biết, thống kê quá khứ những lần phản ứng của VN-Index trước thông báo tăng lãi suất điều hành và cho biết, khi NHNN công bố nâng lãi suất điều hành thì TTCK Việt Nam thường có xu hướng giảm ngay tức thì so với thời điểm trước khi công bố. Đó là phản ứng ngắn hạn của thị trường trước thông tin tiêu cực.

Tuy nhiên, tính đến tháng thứ 3 thì thị trường đã hồi phục trở lại sau khi thông tin tiêu cực đã được phản ánh hết và bắt đầu xuất hiện những dòng tiền bắt đáy, ngoại trừ hai giai đoạn thị trường giảm rất sâu là 2008 và 2011 do bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái toàn cầu 2008, cùng với đó là sự gia tăng nợ khó đòi của ngân hàng và đổ vỡ tín dụng đen tạo điểm tối đáng ngại trong bức tranh tài chính Việt Nam 2011. Tình trạng lạm phát đi kèm suy thoái có tác động nặng nề đến thị trường chứng khoán khi đó.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Eximbank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường, thông qua việc chuyển trụ sở ra Hà Nội

Cổ đông của Ngân hàng Eximbank đã chốt việc chuyển trụ sở từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội, miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát và hai thành viên HĐQT tại Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra sáng 28/11.

Eximbank chuẩn bị họp cổ đông bất thường bàn chuyện dời trụ sở Vì sao Eximbank muốn chuyển trụ sở ra Hà Nội?

Giải chạy Marathon Quốc tế do Techcombank đồng hành có tiếp tục được mong đợi?

Cột mốc năm thứ 7 không chỉ ghi nhận mức kỷ lục mới của vận động viên tham gia mà còn đánh dấu giải marathon Quốc tế TP Hồ Chí Minh Techcombank trở thành giải chạy biểu tượng của Thành phố với những giá trị tích cực.

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: giải pháp ngân hàng số “vượt trội” Techcombank Mobile Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại

Dự kiến nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng lên 10,5%

Trường hợp ngân hàng thương mại không đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và mức đệm bảo toàn vốn quy định trong từng giai đoạn sẽ bị hạn chế trong việc phân phối cổ tức bằng tiền mặt.

Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước liên tục bơm tiền vào hệ thống Loạt lãnh đạo ngân hàng, người liên quan đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Năm thứ 2 liên tiếp MSB lọt Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính

Ngày 16/11, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) được vinh danh thuộc Top 10 doanh nghiệp niêm yết ngành tài chính có Báo cáo thường niên tốt nhất. Giải thưởng nằm trong khuôn khổ Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024 (VLCA) do Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Báo Đầu tư phối hợp tổ chức. Sau 4 năm niêm yết cổ phiếu trên Hose, đây là năm thứ 2 liên tiếp MSB nhận danh hiệu này.

9 cổ đông nắm gần 34% vốn của MSB Chi tiêu thông minh cho gia đình, lựa chọn thẻ tín dụng MSB Mastercard Family

Giải mã sức hút của gói cho vay mua nhà linh hoạt bậc nhất thị trường

Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của VIB không chỉ đáp ứng nhu cầu vay mua nhà của hàng nghìn gia đình, mà còn là động lực mạnh mẽ giúp ngân hàng tăng trưởng tín dụng vượt bậc, đạt 7% trong quý III/2024, gấp đôi mức trung bình ngành.

VIB: Lợi nhuận đạt 4.600 tỷ, tín dụng và huy động vốn tăng trưởng 5% trong 6 tháng đầu năm 2024 VIB huy động thành công 1.000 tỷ đồng từ trái phiếu

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?