Trung Quốc hướng tới tự chủ về bán dẫn, Mỹ có động thái mới

Chính quyền Mỹ đề nghị tập đoàn Hà Lan dừng xuất khẩu công nghệ in thạch bản cực tím cho Trung Quốc.
Mỹ liên tục lôi kéo đồng minh để gây khó cho Trung Quốc phát triển công nghệ bán dẫn (Ảnh minh họa)
Mỹ liên tục lôi kéo đồng minh để gây khó cho Trung Quốc phát triển công nghệ bán dẫn (Ảnh minh họa)

Theo nguồn tin từ Bloomberg, cơ quan quản lý của Mỹ đang đàm phán với Chính phủ Hà Lan nhằm mục đích hạn chế xuất khẩu các sản phẩm của ASML sang Trung Quốc. Động thái này diễn ra sau chuyến thăm của Thứ trưởng Thương mại Mỹ Don Graves đến Hà Lan nhằm thảo luận về những vấn đề của chuỗi cung ứng cũng như gặp gỡ CEO Peter Wennink của ASML.

Những hạn chế xuất khẩu được đề xuất này có thể mang đến lợi ích chiến lược cho Mỹ. Tuy vậy, doanh thu của ASML chắc chắn bị ảnh hưởng bởi các đối tác Trung Quốc chiếm 16% doanh thu của công ty trong năm 2021.

Trung Quốc đầu tư mạnh tay cho công nghệ bán dẫn hai năm qua

Trung Quốc đầu tư mạnh tay cho công nghệ bán dẫn hai năm qua

Theo thống kê, trong 2 năm qua, Trung Quốc đang có mức chi tiêu cho các công cụ sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới. Chính phủ nước này quyết tâm hoàn thành chính sách độc lập về bán dẫn trong thời gian ngắn nhất. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu chấm dứt, Trung Quốc ngày càng muốn tự chủ ở lĩnh vực bán dẫn bằng cách đổ nhiều tiền để thu hút nhân tài, xây dựng các công ty chip cũng như nghiên cứu và phát triển. Dù vậy, việc vẫn phải phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài khiến tham vọng này vẫn xa vời.

Thậm chí, Trung Quốc có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong chiến lược tự chủ bán dẫn nếu ASML dừng xuất khẩu các công cụ in thạch bản theo đề xuất của Mỹ.

Công nghệ của ASML được nhiều công ty chip trên thế giới sử dụng
Công nghệ của ASML được nhiều công ty chip trên thế giới sử dụng

ASML là công ty Hà Lan thành lập năm 1984, hiện là đơn vị duy nhất cung cấp cỗ máy quang khắc hiện đại cho các công ty chế tạo chip lớn nhất thế giới. Giới chuyên gia thường ví ASML như điểm nghẽn cổ chai, bởi công ty chiếm tới 80-85% thị phần máy quang khắc toàn cầu. Con số này thậm chí là 100% với dòng máy quang khắc DUV (thạch bản cực tím).

DUV được các công ty Trung Quốc ưa chuộng, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất chip thứ cấp cho các hệ thống ô tô, điện thoại, máy tính và cả robot.

Tuy nhiên, chính phủ Hà Lan được cho là chưa đồng ý với yêu cầu nào từ phía Mỹ trong việc hạn chế xuất khẩu bán dẫn của ASML sang các nhà sản xuất chip Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng Hà Lan không muốn làm tổn hại đến quan hệ thương mại với đối tác lớn Trung Quốc.

Hiện tại, các công ty cung cấp công cụ hỗ trợ sản xuất bán dẫn lớn “quốc tịch” Mỹ như Applied Materials và Lam Research bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc.

Bên cạnh Hà Lan, quan chức Mỹ được cho là cố gắng gây áp lực để Nhật ngừng vận chuyển một số công nghệ đúc chip cho các nhà sản xuất Trung Quốc. Tập đoàn Nikon của Nhật hiện cạnh tranh với ASML trong lĩnh vực in thạch bản nhúng. Trong năm 2021, ASML bán được 81 hệ thống in thạch bản nhúng trên toàn cầu trong khi con số này của Nikon là 4.

Mỹ khó thuyết phục Hà Lan thực hiện đề xuất

Mỹ khó thuyết phục Hà Lan thực hiện đề xuất

Kế hoạch của Mỹ, lôi kéo Hà Lan ủng hộ được cho là khó khả thi. Tháng trước, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte phản đối việc xem xét lại mối quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn thứ 3 của nước này sau Đức và Bỉ.

Đầu năm nay, CEO Peter Wennink cho biết ASML không chấp nhận đề xuất cấm bán hệ thống quang khắc DUV cho Trung Quốc. CEO khẳng định công nghệ này xuất hiện từ lâu. Việc hạn chế xuất khẩu chỉ làm tăng sức cạnh tranh cho các đối thủ khác trên thị trường.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE