“Trái phiếu không phải là vấn đề lớn nếu ngân hàng trích lập dự phòng đầy đủ”

Theo chuyên gia, rủi ro tín dụng trong hệ thống sẽ có sự phân hóa rõ rệt, ít ảnh hưởng tới các ngân hàng có quy mô nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp nhỏ so với tổng tài sản có sinh lãi…

Trong Báo cáo Chuyên đề về trái phiếu doanh nghiêp (TPDN) mới công bối, FiinRatings cho biết, ngân hàng và bất động sản (BĐS) tiếp tục duy trì vị thế nhóm nhà phát hành lớn nhất khi chiếm 79% giá trị phát hành toàn thị trường. Giá trị 10 tháng đầu năm 2022 của hai nhóm này lần lượt là 142,24 nghìn tỷ VNĐ và 51,6 nghìn tỷ VNĐ.

Nhóm ngân hàng ghi nhận 48,99 nghìn tỷ đồng giá trị chào bán trong quý 3, song đã giảm 41,24% so với quý trước. Nhu cầu cần tăng vốn cấp 2 đã làm thị trường trái phiếu ngân hàng diễn ra sôi nổi từ đầu năm. Giá trị phát hành có sự sụt giảm trong quý chủ yếu đến từ việc phần lớn các ngân hàng đã hoàn tất kế hoạch huy động để đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở dưới 34%, kịp tiến độ yêu cầu của Thông tư 08/2020/TT-NHNN cũng như hiện tượng kẹt thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng sau sự kiện trái phiếu An Đông.

Báo cáo cũng cho biết, hoạt động mua lại trái phiếu tiếp tục gia tăng, giá trị mua lại TPDN trong 10 tháng đầu năm 2022 đạt 143,44 nghìn tỷ VNĐ, tăng 41,9% so với cùng kỳ 2021, tập trung vào các trái phiếu cận đáo hạn.

Bất động sản và Tổ chức tín dụng là 2 lĩnh vực có khối lượng mua lại trái phiếu lớn nhất, đạt 21,1% và 63,6% giá trị mua lại từ đầu năm.

screen-shot-2022-11-24-at-30702-pm20221124152851.png?rt=20221124153031

Hoạt động mua lại đặc biệt tăng mạnh từ tháng 6 đến tháng 9 với giá trị mua lại đã đạt 94,4 nghìn tỷ VNĐ và tương đương 56,6% tổng giá trị trong năm 2022. Mặc dù việc mua lại tạo áp lực dòng tiền lên doanh nghiệp, các chuyên gia tin rằng đây là dấu hiệu tích cực cho vấn đề thanh khoản hiện nay đặc biệt đối với các doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính và giảm thiểu gánh nặng nợ vay trong bối cảnh lãi suất tăng cao hiện nay.

Quảng cáo

Ngoài những điểm sáng đem lại cho thị trường, hoạt động mua lại tăng lên đột ngột trong thời gian ngắn cũng đang tạo ra áp lực không nhỏ. Thị trường BĐS trong 10 tháng đầu năm nay chứng kiến mức thanh khoản thấp đã khiến hàng tồn kho của nhiều doanh nghiệp BĐS tăng mạnh, làm giảm dòng tiền của các đơn vị này. Trong khi đó, một số doanh nghiệp không chủ động mua lại TPDN, mà bị nhà đầu tư yêu cầu tất toán trước hạn do e ngại các thông tin tiêu cực lan truyền.

Khả năng thanh toán của các nhà phát triển BĐS sẽ bị suy giảm, nhất là khi kênh vốn đổ vào ngành BĐS đã bị thu hẹp đáng kể và bị kiểm soát nghiêm ngặt hơn so với các năm trước. Do đó, các chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư nên giữ bình tình, tránh bán tháo TPDN mà không đánh giá kĩ lưỡng sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Theo thống kê của FiinGroup, các ngân hàng hiện nay giữ danh mục trái phiếu doanh nghiệp (phi ngân hàng) quy mô 284 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 2,47% trên tổng tài sản sinh lời tại 30/6/2022. Có thể thấy, cơ cấu TPDN trong hệ thống ngân hàng vẫn còn tương đối khiêm tốn.

screen-shot-2022-11-24-at-32641-pm20221124152905.png?rt=20221124153103

Trong nửa đầu năm, nhiều ngân hàng tăng cường phân bổ thêm tỷ trọng vào chứng khoán đầu tư để tối ưu hóa hiệu suất sử dụng vốn khi mà tốc độ huy động vốn còn nhanh hơn tăng trưởng tín dụng. Trước các biến động của thị trường TPDN, xu hướng này sau đó đã có dấu hiệu đảo chiều nhằm giảm bớt rủi ro, ngoài ra cũng để tạo dư địa cho vay ở các tháng cuối năm khi “room” tín dụng cạn kiệt.

screen-shot-2022-11-24-at-32633-pm20221124152859.png?rt=20221124153121

Trong bối cảnh NHNN tiếp tục nâng lãi suất điều hành và nhiều thông tin bất lợi trên thị trường, lợi suất TPCP và TPDN đã đồng loạt quay đầu giảm giá trong thời gian qua do gia tăng cả lãi suất tham chiếu lẫn phần bù rủi ro.

FiinGroup dự báo danh mục trái phiếu của vài ngân hàng tiếp tục ghi nhận lỗ chưa thực hiện trong quý tới. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng trong hệ thống sẽ có sự phân hóa rõ rệt, ít ảnh hưởng tới các ngân hàng có quy mô nắm giữ TPDN nhỏ so với tổng tài sản có sinh lãi, chất lượng TPDN đa dạng và được thẩm định rủi ro kỹ lưỡng. Đây cũng không phải một vấn đề lớn nếu ngân hàng có trích lập dự phòng giảm giá đầy đủ.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Doanh nghiệp vẫn chưa dám vay vốn

Dù đã áp dụng nhiều giải pháp và cơ chế thúc đẩy, nhưng tăng trưởng tín dụng toàn ngành vẫn chưa đạt kỳ vọng khi nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, thận trọng với rủi ro nên chưa có nhiều nhu cầu vay vốn.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng dành các gói tín dụng trị giá 405.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị tác động bởi cơn bão số 3 Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10

MB muốn huy động hơn 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2

MBBank cho biết, số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu sẽ được ngân hàng sử dụng để tăng vốn cấp 2 và cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu hoặc phục vụ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

Cổ phiếu MBB vượt đỉnh thời đại MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Sacombank tung gói vay 15.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất chỉ từ 4,5%

Sacombank tiếp tục triển khai gói tín dụng ngắn hạn với quy mô 15.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu kinh tế trong quý cuối năm 2024.

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7,1%/năm Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối

LPBank họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng Quản trị và Ban điều hành

Tại cuộc họp đầu tháng 10/2024, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, HOSE: LPB) vừa có các quyết định quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự cấp cao, hướng tới mục tiêu tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, phát triển

Cựu CEO SeABank về làm cố vấn cấp cao Ban điều hành LPBank LPBank miễn nhiệm 2 Phó Tổng giám đốc, chuẩn bị họp cổ đông bất thường

Nhân viên Sacombank ủng hộ 1 ngày lương giúp đồng bào vượt thiên tai

Hơn 12,7 tỷ đồng đã được cán bộ nhân viên, công đoàn viên Sacombank đóng góp nhằm chung tay cùng đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả sau thiên tai và tái ổn định đời sống.

Tiết kiệm xanh - Đón xe sang VinFast cùng Sacombank pay Nhận hoàn tiền 600.000 đồng khi mở và trải nghiệm chi tiêu cùng thẻ tín dụng Sacombank JCB

Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối

Sacombank chính thức khởi động chương trình Thực tập viên tiềm năng 2025 với chủ đề “Hành trình 3 tháng – Tỏa sáng tương lai” dành cho sinh viên năm cuối thuộc các khối ngành Kinh tế, Luật và Công nghệ thông tin, mang lại nhiều cơ hội trau dồi kiến thức v

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7,1%/năm Tiết kiệm xanh - Đón xe sang VinFast cùng Sacombank pay

HDBank được vinh danh “Ngân hàng Xanh của năm” tại Better Choice Awards 2024

HDBank đã nhận giải thưởng "Ngân hàng Xanh của năm" tại Better Choice Awards 2024, trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) và Ngày hội Đổi mới Sáng tạo Việt Nam. Sự kiện diễn ra từ 01-02/10 tại Khu Công nghệ

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

NCB chính thức triển khai mở tài khoản thanh toán từ ứng dụng VNeID và ra mắt website ưu đãi

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR – thuộc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an) vừa chính thức cung cấp tính năng mở tài khoản ngay trên ứng dụng VNeID.

NCB nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ lên UBCKNN Tổng Giám đốc Ngân hàng NCB: Chúng tôi chọn hướng đi phù hợp