Thủ tướng: Phấn đấu GDP Việt Nam đạt 780 - 800 tỷ USD năm 2030, vào top 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Năm 2025 được xác định là năm then chốt để thúc đẩy tăng trưởng và tạo đà bứt phá cho nền kinh tế Việt Nam, hướng đến mục tiêu dài hạn GDP đạt 800 tỷ USD năm 2030.

GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD năm 2025

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc về triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh những thành tựu đáng chú ý sau 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.

Thủ tướng cho biết, trên cơ sở kết quả từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ước thực hiện năm 2024 và kế hoạch năm 2025, dự kiến kết quả đánh giá 5 năm 2021-2025 thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 như sau:

Tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt khoảng 6%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới; GDP bình quân đầu người tăng từ 3.720 USD năm 2021 lên khoảng 4.900 USD năm 2025, tăng 31,7%.

Quy mô kinh tế của quốc gia mở rộng từ 346 tỷ USD năm 2020 lên 433 tỷ USD vào năm 2023, và dự kiến sẽ đạt mức 500 tỷ USD vào năm 2025, đứng thứ 33 thế giới và thứ 4 trong ASEAN.

Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 780-800 tỷ USD. Nguồn ảnh: VGP

Năm 2025 được xác định là thời điểm then chốt để thúc đẩy tăng trưởng và tạo đà bứt phá, với sự ưu tiên cao dành cho việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Một số chỉ tiêu chủ yếu, năm 2025, tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (7-7,5%). GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Thực hiện ba đột phá chiến lược đạt kết quả tích cực, nhất là về xây dựng kết cấu hạ tầng; trong đó đến cuối năm 2025 cả nước sẽ có hơn 3.000 km đường bộ cao tốc (đạt mục tiêu đề ra) và tiếp tục triển khai nhiều dự án cho giai đoạn 2026-2030. Hạ tầng số, hạ tầng điện được đầu tư xây dựng trên phạm vi cả nước.

Quảng cáo

Từ 2026 đến 2030, mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân hàng năm được đặt trong khoảng 7,5-8,5% và GDP bình quân đầu người có thể đạt mức 7.400-7.600 USD vào năm 2030.

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và nằm trong nhóm 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới với quy mô kinh tế từ 780 - 800 tỷ USD vào năm 2030, tạo tiền đề vững chắc đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc vào năm 2045.

Nhiệm vụ, giải pháp hướng đến mục tiêu GDP 780-800 tỷ USD

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025, giai đoạn 2026-2030, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra 11 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vào 11 giải pháp cho sự phát triển của Việt Nam, trong đó bao gồm việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đẩy mạnh phân cấp và cải cách hành chính, phát triển khoa học và công nghệ để tạo đột phá năng suất, đổi mới giáo dục và đào tạo nhân lực chất lượng cao, và công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế hướng tới mục tiêu GDP 780-800 tỷ USD vào năm 2030.

Kế hoạch cũng bao gồm việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống văn hóa và xã hội, quản lý tài nguyên và môi trường, củng cố quốc phòng, an ninh, và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.

Năm 2025 là năm then chốt, tạo đà cho GDP Việt Nam đạt các mục tiêu đã đề ra. Ảnh minh họa

Đến năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tổ chức thành công các sự kiện lớn, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước và tạo chuyển biến căn bản về nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao năng lực quản trị xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chuẩn bị về giải pháp, nhiệm vụ về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và kế hoạch tài chính, ngân sách nhà nước 3 năm 2025-2027; theo đó, tăng thu, tiết kiệm chi, phát huy tính chủ đạo của Trung ương và tính chủ động của địa phương, tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược, trọng điểm…

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

MobiFone phối hợp với tỉnh Thái Nguyên triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền hai cấp

Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc áp dụng mô hình chính quyền 2 cấp kể từ ngày 1/7/2025, Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thái Nguyên triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính trên địa

Chủ tịch Mobifone giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thiếu tướng Trương Sơn Lâm làm Chủ tịch MobiFone

Quốc hội quyết định lập Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng

Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TP.HCM và thành phố Đà Nẵng được xây dựng trên cơ sở thống nhất về hoạt động, quản lý, giám sát; có định hướng phát triển sản phẩm riêng biệt, phát huy thế mạnh của từng Thành phố.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn được bàn luận trên Quốc hội Nhiều Luật quan trọng dự kiến được Quốc hội thông qua tại tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp dài kỷ lục

Học sinh công lập chính thức được miễn học phí từ năm học 2025-2026

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về miễn và hỗ trợ học phí, áp dụng với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông và người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Học phí tăng bù đắp tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng Miễn học phí cho học sinh phổ thông công lập trên cả nước

Dự kiến bắt đầu sử dụng xăng sinh học E10 từ 1/1/2026

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 6 tháng về tình hình cung ứng xăng dầu cho thị trường và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 do Bộ Công Thương tổ chức sáng 25/6.

Giá xăng dầu tăng rất mạnh, có loại tăng gần 1.500 đồng/lít Cổ phiếu của “đại gia” xăng dầu chính thức bị hủy niêm yết

Đàm phán với Nga, Nhật làm 2 dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Chính phủ yêu cầu đàm phán với Nga để ký hiệp định đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 trong tháng 8; làm việc với Nhật về khả năng tiếp tục hợp tác tại dự án Ninh Thuận 2.

Tập đoàn được giao làm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 thu gần 2.600 tỷ mỗi ngày Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Ba tập đoàn hàng đầu Trung Quốc muốn tham gia các dự án đường sắt, hạ tầng của Việt Nam

Chiều 24/6, tại Thiên Tân, Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC), Tập đoàn Xây dựng đường sắt Trung Quốc (CRCC) và Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC). Ba tập đoàn này đều muốn tham gia các dự

Ưu đãi lớn cho doanh nghiệp tham gia dự án đường sắt, siết chuyển nhượng vốn, tài sản hình thành sau đầu tư cho nước ngoài Vì sao công nhận đường sắt cao tốc Trung Quốc hiện đại nhưng nhiều nước từ chối công nghệ Trung Quốc?

Thủ tướng yêu cầu “quét sạch” hàng giả, đặc biệt là thuốc giả, thực phẩm giả

Kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc chiều ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết tuyên chiến với hàng giả, đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả.

Bộ Công Thương muốn đánh thuế hàng giá trị nhỏ nhập qua thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn được bàn luận trên Quốc hội