Dự báo đến cuối năm 2025, dư nợ công ở mức 36-37% GDP

Dự kiến năm 2025, tổng nhu cầu vay của Chính phủ ở mức 815.238 tỷ đồng, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp khoảng 468.542 tỷ đồng. Dự báo đến cuối năm 2025, dư nợ công ở mức khoảng 36-37% GDP.

fed-ha-lai-suat.jpg

Dự kiến vay hơn 815.000 tỷ đồng và trả nợ gần 470.000 tỷ đồng nợ công

Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ công năm 2024, dự kiến năm 2025, tổng nhu cầu vay của Chính phủ năm 2025 dự kiến ở mức 815.238 tỷ đồng, tăng 20,6% so với kế hoạch vay của Chính phủ năm 2024.

Trong đó, vay của ngân sách trung ương để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 804.242 tỷ đồng, tăng 21,9% so với dự toán năm 2024, còn lại là vay nước ngoài về cho vay lại. Nguồn huy động kết hợp linh hoạt các công cụ gồm: phát hành Trái phiếu chính phủ, vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết sẽ huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Về nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, báo cáo cho biết, căn cứ danh mục nợ Chính phủ hiện hành, nhiệm vụ huy động vốn vay của Chính phủ năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, tương đương khoảng 24% thu ngân sách nhà nước. Trong đó trả nợ gốc khoảng 361.142 tỷ đồng, trả nợ lãi khoảng 107.400 tỷ đồng.

Nghĩa vụ trả nợ vay về cho vay lại khoảng 38.407 tỷ đồng (trả gốc khoảng 28.054 tỷ đồng, trả lãi khoảng 10.353 tỷ đồng).

"Trong cơ cấu trả nợ trực tiếp của Chính phủ, trả nợ trong nước dự kiến chiếm khoảng 87,5%, phần còn lại là trả nợ vay ODA, ưu đãi nước ngoài. Nguồn trả nợ lãi được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước, nguồn trả nợ gốc được bố trí từ huy động vay mới (từ nguồn vay trong nước)", báo cáo của Chính phủ nêu rõ.

Báo cáo cũng nêu rõ về hạn mức bảo lãnh Chính phủ cho doanh nghiệp vay trong ngoài nước và cho các ngân hàng chính sách; về vay, trả nợ của chính quyền địa phương.

Dự kiến nợ nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả. Trong năm 2025, dự kiến mức rút vốn ròng trung dài hạn khoảng 6,5 - 8 tỷ USD. Tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn khoảng 10-15% so với cuối năm 2024, tương đương tốc độ tăng dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn trung bình 5 năm liền trước.

Với dự kiến vay, trả nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương và nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng để triển khai dự toán ngân sách nhà nước và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 theo phương án Chính phủ đang báo cáo Quốc hội, dự báo đến cuối năm 2025, dư nợ công ở mức khoảng 36-37% GDP.

chi-tieu-an-toan-no-cong.png
Quảng cáo

Dự kiến các chỉ tiêu an toàn nợ cuối năm 2025 khác như: nợ Chính phủ ở mức khoảng 34-35% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức khoảng 33-34% GDP.

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước khoảng 24%, sát trần Quốc hội đề ra là 25%.

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn dưới 12 tháng) dự kiến ở mức khoảng 7-8%, đảm bảo trong mức trần, ngưỡng được Quốc hội cho phép.

Giải pháp bảo đảm an toàn nợ công

Chính phủ nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa quan trọng vì là năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, để đạt được mục tiêu quản lý chặt chẽ nợ công, giữ vững an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia, Chính phủ tiếp tục triển khai 5 giải pháp cụ thể, gồm:

Thứ nhất, thực hiện đồng bộ, đầy đủ các giải pháp về quản lý nợ công đã nêu tại các Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 và về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đảm bảo công tác vay, trả nợ công trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; theo dõi chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ đảm bảo trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo đã được Quốc hội quyết định; theo dõi, cập nhật biến động thị trường tài chính quốc tế, trong nước, nâng cao năng lực phân tích, dự bảo phục vụ chỉ đạo, điều hành.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, rà soát, tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách.

Các cơ quan chủ quản chỉ đạo chủ dự án tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác thẩm định, phê duyệt; các cơ quan chủ quản chỉ đạo chủ dự án đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ tập hợp, gửi hồ sơ giải ngân, đảm bảo chỉ đúng chế độ quy định.

Thứ ba, sử dụng linh hoạt các cơ chế chính sách công cụ phù hợp đúng quy định của pháp luật để đảm bảo hoàn thành mục tiêu huy động đủ nguồn lực trong và ngoài nước cho nhu cầu của ngân sách nhà nước.

Thứ tư, tiếp tục rà soát các vướng mắc, chồng chéo trong các quy định pháp luật liên quan đến tài chính - ngân sách, đầu tư công, vay vốn ODA, ưu đãi nước ngoài để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện cho các hoạt động vay, trả nợ và tuân thủ nguyên tắc phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, không vay khi có các điều khoản trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ rà soát, sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, và các văn bản pháp luật có liên quan theo hướng đồng bộ, rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng; đẩy mạnh phân cấp phân quyền; đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Thứ năm, tiếp tục tăng cường tiếp xúc, quảng bá với nhà đầu tư trái phiếu chính phủ trong và ngoài nước, cải thiện hiệu quả công tác đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 đạt mức xếp hạng "đầu tư" (theo lộ trình xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam), góp phần củng cố vị thế, uy tín của Việt Nam trên thế giới.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

LPBS kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững

Vào ngày 26/12, Công ty Cổ phần Chứng khoán LPBank (LPBS) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường. Tại Đại hội, nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua, trong đó có việc bổ sung hai thành viên HĐQT.

LPBank dự kiến chi 200 tỷ để mua cổ phần LPBS LPBank bất ngờ muốn chuyển trụ sở chính LPBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng

STB phá đỉnh thời đại, thị trường có thêm MBB, VIB "giữ lửa"

Cổ phiếu STB đã phá kỷ lục giá đóng cửa ở phiên hôm qua và còn tiếp tục phá tiếp kỷ lục thời đại trong hôm nay. Các mã VIB (+2,9%), MBB (+1,8%) cũng có sự khẩn trương để giúp Ngân hàng "giữ lửa" cho thị trường.

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm MB chuẩn bị chia cổ tức 15%, nâng vốn lên 61.022 tỷ đồng

6 yếu tố có thể chi phối thị trường tiền điện tử năm 2025

Tổng giá trị thị trường tiền điện tử hiện đạt 3.400 tỷ USD, gần gấp đôi năm ngoái, bất chấp đợt bán tháo sau tuyên bố cứng rắn của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hồi tuần trước.

Bitcoin chinh phục "đỉnh" mới Giá Bitcoin vừa có "cú lượn siêu tốc", rơi về mốc hơn 92.000 USD trước khi tăng vọt lên 97.500 USD

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc bình ổn thị trường vàng?

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước kỳ nghỉ Giáng sinh Giá vàng thế giới lấy lại đà tăng Giá vàng trong nước "bất động" bất chấp giá vàng thế giới đi lên

Tăng trưởng tín dụng 2025: Cơ hội phục hồi trong áp lực xử lý nợ xấu

Tín dụng năm 2025 dự báo tăng trưởng 16%, nhờ sự phục hồi kinh tế và dòng vốn vào bất động sản. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn là thách thức lớn, đòi hỏi giải pháp mạnh mẽ từ Chính phủ và ngân hàng.

Nhà băng nào được nới room tín dụng lần 2? Đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 12,5% Kỳ vọng tín dụng bán lẻ bứt phá năm 2025

Chứng khoán ORS chuyển đợt tăng vốn điều lệ lên gần 5.400 tỷ đồng sang năm 2025

CTCP Chứng khoán Tiên Phong (ORS) đã công bố sẽ triển khai phương án tăng vốn thêm 2.000 tỷ đồng trong giai đoạn quý I-quý III/2025. Đây là một trong những nội dung đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua đầu năm.

Nhà đầu tư vừa góp vốn vào ORS trong quý I/2024 sẽ sớm được nhận cổ tức 12% bằng cổ phiếu Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương

Cuộc đua phá kỷ lục của các cổ phiếu Ngân hàng vẫn còn nóng

Trong những ngày cuối năm 2024, nhóm cổ phiếu Ngân hàng vẫn đang ghi dấu ấn với nhiều mã lập kỷ lục giá đóng cửa. Ngoài 2 trường hợp đáng chú ý của CTG và STB, HDB và LPB cũng tiếp tục lầm lũi tăng giá.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm

Thay vì chỉ xuất hiện điểm nổ ở nhóm cổ phiếu "ngách", dòng tiền đã khẩn trương bổ sung vào nhóm Bluechips. Nổi bật nhất thị trường là CTG và STB đã lập kỷ lục giá đóng cửa mới.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường