Nhiều tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam

HSBC nâng dự báo tăng trưởng 2024 của Việt Nam từ 6,5% lên 7%, trong khi Ngân hàng UOB điều chỉnh dự báo từ 5,9% lên 6,4%, còn WB và IMF cùng nâng kỳ vọng tăng trưởng của Việt Nam lên 6,1%.

Nhiều tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam

Ngày 11/10, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo “Vietnam at a glance - Riêng một đẳng cấp” với những cập nhật mới về tăng trưởng của Việt Nam.

Theo đó, HSBC đánh giá Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn kỳ vọng trong quý III/2024 với GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, bất chấp những lo ngại về tác động của siêu bão Yagi, cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào Việt Nam trong vòng 70 năm, có thể kéo tụt tăng trưởng.

Do tác động của cơn bão Yagi, các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng đặc biệt năng nề trong đầu tháng 9 với thiệt hại được ước tính hơn 3 tỷ USD. Tuy nhiên, tác động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Sản xuất và thương mại duy trì ổn định và tiếp tục dẫn dắt công cuộc phục hồi trong khi lĩnh vực trong nước tương đối yên ắng dù cũng có những cải thiện nhất định.

Bên cạnh đó, HSBC cho rằng nhờ hiệu ứng cơ sở và diễn biến giá thuận lợi liên quan đến giá hàng hóa và biến động tỷ giá, lạm phát đã có dấu hiệu giảm đáng chú ý trong những tháng gần đây. Mặc dù những rủi ro như gián đoạn nguồn cung do bão Yagi và xung đột địa chính trị vẫn còn tiếp diễn, lạm phát dưới mức trần mục tiêu 4,5% của Ngân hàng Nhà nước sẽ cho phép cơ quan này duy trì chính sách nới lỏng và tập trung hỗ trợ tăng trưởng vốn đang diễn ra chưa đồng đều trong các lĩnh vực.

Với diễn biến tích cực trong quý III/2024, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 7% từ mức dự báo 6,5% trước đó, đồng thời giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2025 ở mức 6,5%.

Ngoài ra, HSBC cũng giữ nguyên dự báo lạm phát (3,6%) và lãi suất chính sách trong bối cảnh các rủi ro bên ngoài vẫn nằm ngoài phạm vi đáng quan tâm.

Không chỉ HSBC nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam, trong cập nhật mới đây, Ngân hàng UOB (Singapore) cũng điều chỉnh dự báo GDP cả năm 2024 của từ mức 5,9% lên 6,4%.

Quảng cáo

UOB cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam sẽ được nâng lên nhờ kết quả tích lũy đã đạt được 6,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo UOB, GDP thực tế của Việt Nam trong quý III tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo trung bình của thị trường là 6,1%. Kết quả bất ngờ trong quý III phản ánh khả năng phục hồi của nền kinh tế, bất chấp sự tàn phá của siêu bão Yagi. Đây cũng là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ quý III/2022, khi các hoạt động phục hồi mạnh mẽ sau thời kỳ suy thoái do đại dịch COVID-19. Kết quả mới nhất này đã góp phần nới rộng mức tăng 7,09% trong quý II năm nay, tạo nên mức tăng tích lũy trong 9 tháng đầu năm là 6,82%.

Sang năm 2025, UOB nhận định, GDP của Việt Nam vẫn được duy trì ở mức 6,6%, phản ánh mức tăng sản lượng dự kiến vào đầu năm sau để bù đắp cho những tổn thất trước đó do cơn bão Yagi gây ra, cũng như tác động lan tỏa từ chính sách nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc.

Tương tự, tại Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương công bố mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 lên mức 6,1% và năm 2025 lên 6,5%, cao hơn lần lượt mức 5,5% và 6% tại dự báo hồi tháng 4/2024.

Với dự báo này, tăng trưởng GDP của Việt Nam cao hơn 8 quốc gia trong khu vực ASEAN và Trung Quốc.

Cụ thể, WB dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2024 sẽ đạt 4,8 và năm 2025 đạt 4,3%. Còn tại khu vực ASEAN, con số này tại Thái Lan lần lượt là 2,4% và 3%, tại Malaysia là 4,9% và 4,5%, tại Indonesia là 5% và 5,1%, Philippines là 6% và 6,1%...

Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng nâng kỳ vọng GDP năm 2024 của Việt Nam lên mức 6,1%, cao hơn mức dự báo của tổ chức này hồi tháng 6. Trong khi đó, ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 6% trong năm nay.

Ngày 9/10, báo cáo tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, với tốc độ tăng GDP quý sau cao hơn quý trước, GDP cả năm 2024 của Việt Nam ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%), thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới.

 

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Đề xuất thu lệ phí trước bạ 2% với xe máy đăng ký lần đầu trên cả nước từ 1/7

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng mức thu lệ phí trước bạ 2% đối với xe máy đăng ký lần đầu thống nhất trên toàn quốc, thay vì 5% tại 6 thành phố trực thuộc trung ương khi sửa đổi Nghị định số 10/2022.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% nhiều khoản phí, lệ phí đến hết năm 2026 Hiện thực hóa Nghị quyết 68-NQ/CP về chính sách thuế, phí, lệ phí

Việt Nam và Hoa Kỳ kết thúc vòng đàm phán thứ 3 về thương mại đối ứng

Theo thông tin mới nhất từ Vụ Thương mại và chính sách Đa Biên (Bộ Công thương), trong 4 ngày đàm phán, đoàn đàm phán Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được nhiều tiến bộ, thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.

Thủ tướng đưa ra đề nghị quan trọng với phía Hoa Kỳ trong việc đàm phán thuế quan Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025

Quốc hội thông qua mức thuế TNDN 10% với các cơ quan báo chí

Tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) được Quốc hội biểu quyết thông qua, mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% sẽ áp dụng cho các cơ quan báo chí kể từ 1/10.

Từ 1/7: Bán hàng online bị khấu trừ thuế tự động, ai phải nộp, ai được miễn? Bộ Tài chính: Bỏ thuế khoán để xóa bỏ bất công nghiêm trọng giữa hộ kinh doanh kê khai so với hộ khoán

Doanh nghiệp Nhà nước được tự quyết lương, thưởng và đầu tư bất động sản

Với Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua, cơ chế tiền lương, thưởng và quyền lợi tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã có sự thay đổi đáng kể, trao thêm quyền tự chủ cho doanh nghiệp.

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư Đề xuất quy định chi tiết về thuế VAT

Lần đầu tiên Việt Nam có quy định khung pháp lý về tài sản số, gồm tài sản mã hóa và tài sản ảo

Luật CNCNS đã lần đầu tiên đưa ra các chính sách khung chung và giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) một cách bền vững, an toàn và có trách nhiệm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đề xuất quy định chi tiết về thuế VAT Theo quy định mới giá điện sẽ tăng ra sao?

Xăng, nước ngọt, điều hòa công suất lớn vào diện chịu thuế

Sáng ngày 14/6, với 94,98% đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), bổ sung một số hàng hóa – dịch vụ vào diện chịu thuế.

Bỏ thuế khoán, thay đổi tất yếu nhưng nhiều thách thức Bộ Tài chính: Bỏ thuế khoán để xóa bỏ bất công nghiêm trọng giữa hộ kinh doanh kê khai so với hộ khoán

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Thủ tướng vừa có công điện chỉ đạo phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử, kiên quyết xử lý theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hóa đơn theo quy định pháp luật.

Bỏ thuế khoán, thay đổi tất yếu nhưng nhiều thách thức Bộ Tài chính: Bỏ thuế khoán để xóa bỏ bất công nghiêm trọng giữa hộ kinh doanh kê khai so với hộ khoán

Từ 1/7: Bán hàng online bị khấu trừ thuế tự động, ai phải nộp, ai được miễn?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 117/2025/NĐ-CP, quy định cụ thể cơ chế quản lý thuế đối với hộ và cá nhân kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử và nền tảng số.

Dân khó mua vàng miếng online, Ngân hàng Nhà nước nói gì? Bộ Xây dựng chủ trương nghiên cứu mô hình để giao dịch nhà đất online

Bộ Tài chính: Bỏ thuế khoán để xóa bỏ bất công nghiêm trọng giữa hộ kinh doanh kê khai so với hộ khoán

Bộ Tài chính cho rằng, bằng cách xoá bỏ toàn toàn hình thức thuế khoán sẽ giúp chấm dứt tình trạng bất công nghiêm trọng khi mức thuế của hộ kê khai cao hơn tới 7 lần so với hộ khoán

Cổ phiếu bán lẻ nổi sóng trước chiến dịch truy quét hàng giả và siết chặt quản lý thuế Bỏ thuế khoán, thay đổi tất yếu nhưng nhiều thách thức