Thông qua Nghị quyết về chính sách đặc thù xây dựng điện hạt nhân Ninh Thuận

Về điện hạt nhân Ninh Thuận, cơ quan chức năng đề xuất hỗ trợ thêm nguồn thu cho tỉnh Ninh Thuận để vừa phát triển kinh tế-xã hội vừa tạo điều kiện phát triển hạ tầng, triển khai xây dựng dự án.

Thông qua Nghị quyết về chính sách đặc thù xây dựng điện hạt nhân Ninh Thuận

Sáng 19/2, với 459/460 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 96,03%), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trước khi biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Theo ông Lê Quang Huy, tên gọi dự thảo Nghị quyết đã được chỉnh lý thành “Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận” để bảo đảm thống nhất với Điều 4 Nghị quyết số 41/2009/QH12 về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và Điều 3 Luật Đầu tư; cụm từ “cơ chế, chính sách đặc biệt” được sử dụng xuyên suốt dự thảo Nghị quyết.

Về phạm vi cơ chế, chính sách, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, rà soát chỉ quy định những nội dung đúng thẩm quyền của Quốc hội, một số nội dung quy định có tính nguyên tắc và giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và thể hiện cụ thể như trong dự thảo Nghị quyết sau khi chỉnh lý.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, đối tượng áp dụng tại khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết được điều chỉnh thành “chủ đầu tư” dự án để bảo đảm chặt chẽ; bổ sung đối tượng áp dụng “tỉnh Ninh Thuận” và “đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án”. Nghị quyết này là cơ sở pháp lý để Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư cụ thể thực hiện các dự án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3. Theo đó, Nghị quyết có hiệu lực khi được Quốc hội thông qua, công việc giao cho chủ đầu tư cụ thể sẽ được thực hiện ngay ở bước tiếp theo.

Về lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu (khoản 2 Điều 3), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thông tin, Dự thảo Nghị quyết đã được chỉnh lý theo hướng quy định thống nhất hình thức lựa chọn nhà thầu cho phép áp dụng là chỉ định thầu rút gọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu được thể hiện tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 3.

Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị quyết chỉ quy định chỉ định thầu cho các gói thầu, công việc có tính đặc thù liên quan đến công nghệ, an toàn hạt nhân, gắn liền và phục vụ trực tiếp cho công tác triển khai đầu tư xây dựng nhà máy chính. Đối với việc thực hiện triển khai các dự án thành phần và các công việc khác thuộc dự án nhà máy chính mà các đơn vị trong nước có đủ năng lực kinh nghiệm thực hiện, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan sẽ phải tuân thủ các hình thức, quy trình thủ tục lựa chọn nhà thầu theo pháp luật đấu thầu hiện hành.

Quảng cáo

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3; bổ sung, chỉnh lý nhiều nội dung liên quan tại khoản 1 Điều 4 để bảo đảm tính minh bạch, lựa chọn được công nghệ hiện đại, an toàn. Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục thực hiện chỉ định thầu và các hình thức lựa chọn nhà thầu khác đã được pháp luật về đấu thầu quy định cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, Luật Đấu thầu cũng đã có quy định chi tiết về kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu của các cơ quan quản lý nhà nước, quy định bắt buộc về việc công khai, đăng tải các thông tin trong quá trình đấu thầu của từng gói thầu thuộc Dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

dienhat-nhan.jpg
Kết quả biểu quyết Nghị quyết của Quốc hội về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. (Ảnh: Xuân Quảng/Vietnam+)

Về phương án tài chính và thu xếp vốn (khoản 7 Điều 3, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý điểm đ khoản 7 Điều 3 dự thảo Nghị quyết theo hướng: “Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tăng vốn điều lệ của chủ đầu tư từ nguồn đánh giá lại tài sản đã hết khấu hao của các nhà máy điện BOT đã nhận bàn giao và các nhà máy thủy điện đa mục tiêu để thực hiện Dự án với mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia".

Về công tác lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (khoản 10 Điều 3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án này là vấn đề nhạy cảm. Nếu chỉ quy định áp dụng hình thức lấy ý kiến trực tuyến trong quá trình đánh giá tác động môi trường có thể làm hạn chế sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là khu vực không có điều kiện tiếp cận internet, không lường hết được các tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe con người và chưa đáp ứng yêu cầu của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Hơn nữa, theo quy định hiện hành, thời gian thực hiện nhiệm vụ này là không quá dài. Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Nghị quyết đã bỏ quy định này, như vậy công tác lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cần tuân thủ đúng và đầy đủ pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường.

Về cơ chế, chính sách đối với tỉnh Ninh Thuận (khoản 9 Điều 3), theo báo cáo của Cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tỉnh Ninh Thuận rất khó thu hút các nhà đầu tư, trong khi tỉnh có xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn, nguồn lực rất hạn chế để triển khai các dự án phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Việc hỗ trợ thêm nguồn thu cho tỉnh Ninh Thuận trong thời gian này là hết sức cần thiết để vừa phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương vừa tạo điều kiện phát triển hạ tầng tạo thuận lợi để phục vụ triển khai đầu tư xây dựng Dự án, trong đó có việc bồi thường, thu hồi đất, tái định cư và an sinh xã hội trong giai đoạn trước mắt. Các chính sách cụ thể, dài hạn sẽ giao Chính phủ và Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận nghiên cứu ban hành hoặc đề xuất ban hành. Do đó, xin Quốc hội cho phép được chỉnh lý, bổ sung quy định về cơ chế, chính sách đối với tỉnh Ninh Thuận và thể hiện như quy định tại khoản 9 Điều 3 dự thảo Nghị quyết.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày Quốc hội thông qua.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

SeABank bàn giao 856 căn nhà đại đoàn kết cho tỉnh Hòa Bình

Ngày 19/5/2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức khánh thành, bàn giao 856 căn nhà xây mới và sửa chữa tổng trị giá 30 tỷ đồng tặng cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn và huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Giá vàng rời đỉnh hai tuần sau khi Mỹ hòa hoãn thuế quan với EU PVcomBank tiên phong tích hợp với Cổng ký số từ xa tập trung trên VNeID

Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất bị dột, Bộ Xây dựng ra công điện khẩn

Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) khẩn trương rà soát, khắc phục triệt để những khiếm khuyết của công trình, trong đó đặc biệt lưu ý xử lý dứt điểm tình trạng nước mưa rò rỉ từ mái kính xuống sàn.

Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet Cảng hàng không (ACV) lần đầu trong lịch sử chia cổ tức bằng cổ phiếu, hơn 10.000 cổ đông xếp hàng chờ

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về đàm phán lần thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Sáng 24/5, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ nghe báo cáo, đánh giá tình hình và cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng Việt Nam và Hoa Kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận thêm nhiệm vụ mới Thủ tướng yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý thị trường vàng, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trước mắt đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới xuống còn khoảng 1-2%...

Phiên 22/5, giá vàng thế giới đảo chiều đi xuống Đồng pha với thế giới, giá vàng SJC quay đầu giảm

Lộ diện địa phương duy nhất có kim ngạch xuất khẩu cán mốc 16 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 4 tháng/2025 đạt 140,34 tỷ USD, tăng 13% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Theo Cục Hải quan, sau 1/3 chặng đường năm, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa đã đạt mốc cao nhất từ trước tới nay.

Năm 2025, phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD Sáng 23/5, Quốc hội bàn kế hoạch đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Logistics: Bệ phóng cho các đô thị toàn cầu

Tại Rotterdam, Thâm Quyến hay Singapore, logistics đã nâng tầm và đưa các đô thị trở thành tâm điểm sầm uất của cả thế giới. Một diện mạo tương tự đang hiện hữu tại Hải Phòng, trong đó khu vực Hải An đóng vai trò mũi nhọn.

Doanh nghiệp cảng biển và đường bộ: Kinh doanh tăng trưởng tích cực Nhóm Cảng biển tạo điểm nhấn cho thị trường trước kỳ nghỉ lễ

Sáng 23/5, Quốc hội bàn kế hoạch đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Theo Chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng thứ 6 (ngày 23/5) Quốc hội thảo luận tại tổ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có giải pháp để đạt mục tiêu GDP tăng 8% trở lên.

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD? Việt Nam vừa lập kỷ lục tăng trưởng GDP, mục tiêu vào top 30 nền kinh tế lớn thế giới

Quỹ nhà ở quốc gia sẽ hoạt động phi lợi nhuận

Theo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Quỹ nhà ở quốc gia được lập, hoạt động phi lợi nhuận với nguồn lực chủ yếu từ ngân sách để hỗ trợ xây nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cho người có nhu cầu.

Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất: Tân binh tạo sóng, một cổ phiếu DN Nhà nước "bốc đầu" gần 60%

Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội

Không cần vốn, không tốn nhiều thời gian, ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho người dùng mọi nơi mọi lúc khi giới thiệu thêm bạn bè đăng ký và sử dụng các tiện ích.

Fed cảnh báo áp lực giá Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Thủ tướng yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công năm 2025 Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng ước đạt gần 130.000 tỷ đồng