EVN và PVN làm chủ đầu tư 2 dự án nhà máy điện hạt nhân

Thủ tướng giao EVN làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, PVN làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

screenshot-2025-02-04-at-20.29.07.png
Nhà máy điện hạt nhân Civaux tại Civaux, Pháp (Ảnh minh hoạ)

Ngày 4/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, phát triển điện hạt nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân - công trình trọng điểm quốc gia là vấn đề lớn, đại sự quốc gia, là vấn đề khó, nhạy cảm, nên cần có sự tập trung, đầu tư công sức, trí tuệ tương xứng, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy gồm 2 tổ máy. Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Nhà máy Ninh Thuận 2 đạt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương kiện toàn, bổ sung thêm các thành viên Ban Chỉ đạo, thành lập Tổ giúp việc tại Bộ Công Thương, trong đó có các chuyên gia, hoạt động theo phương châm tinh gọn, sâu sát, chuyên nghiệp, chuyên trách.

thu-tuong-040225.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Ảnh: TTXVN

Về tiến độ, Thủ tướng nêu rõ, phải rút ngắn thời gian hoàn thành dự án so với dự kiến trước đây, chậm nhất tới 31/12/2031 phải hoàn thành và phấn đấu hoàn thành trước 31/12/2030 vào dịp kỷ niệm 85 năm thành lập nước, 100 năm thành lập Đảng. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan phải xây dựng đường găng tiến độ theo mục tiêu này.

Quảng cáo

Thủ tướng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam, PVN) làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

Về lựa chọn đối tác nước ngoài tham gia dự án, Thủ tướng nêu rõ, thực hiện theo Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Bộ Chính trị; yêu cầu EVN, PVN và các cơ quan ngay trong tháng 2 cử đoàn công tác đàm phán với các đối tác nước ngoài, chú ý phải có đối tác dự phòng để sẵn sàng trong mọi tình huống.

Việc xác định quy mô, công suất, tổng mức đầu tư các nhà máy được xác định trên cơ sở đàm phán với các đối tác và cập nhật phù hợp với tình hình mới, từ đó cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Về nhân lực, Thủ tướng yêu cầu cần khẩn trương rà soát, tập hợp những người đã được đào tạo trong lĩnh vực điện hạt nhân và các lĩnh vực liên quan, đào tạo bổ sung và có cơ chế, chính sách để thu hút nguồn nhân lực, trong đó cần chú ý người tổng chỉ huy, tổng công trình sư của dự án.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về bố trí vốn cho dự án, trong đó có việc sử dụng vốn dự phòng của năm 2025, làm ngay thủ tục để sử dụng nguồn vốn này trước ngày 15/2. Thủ tướng cũng nhấn mạnh, việc lựa chọn nhà thầu, dù chỉ định thầu hay đấu thầu, thì quan trọng nhất là làm việc trong sáng, vì lợi ích chung, bảo đảm công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương trình dự thảo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh liên quan điện hạt nhân, hoàn thành trước ngày 28/2/2025. Thủ tướng lưu ý, công tác quy hoạch phải nhìn trên tổng thể lợi ích quốc gia, bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội, cân đối phù hợp giữa các địa phương, các vùng miền nhưng có ưu tiên bố trí các công trình năng lượng trọng điểm tại các địa bàn khó khăn.

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao trong triển khai hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải thẩm định nhanh nhất các thủ tục, đề xuất các cơ chế, chính sách. Bộ Tài chính bố trí kinh phí dự phòng theo quy định pháp luật, nếu cần ứng trước, nhất là ứng vốn cho Ninh Thuận giải phóng mặt bằng, tái định cư. Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán việc đào tạo nguồn nhân lực cho dự án. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thẩm định liên quan môi trường dự án.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Sáng 23/5, Quốc hội bàn kế hoạch đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Theo Chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng thứ 6 (ngày 23/5) Quốc hội thảo luận tại tổ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có giải pháp để đạt mục tiêu GDP tăng 8% trở lên.

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD? Việt Nam vừa lập kỷ lục tăng trưởng GDP, mục tiêu vào top 30 nền kinh tế lớn thế giới

Quỹ nhà ở quốc gia sẽ hoạt động phi lợi nhuận

Theo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Quỹ nhà ở quốc gia được lập, hoạt động phi lợi nhuận với nguồn lực chủ yếu từ ngân sách để hỗ trợ xây nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cho người có nhu cầu.

Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất: Tân binh tạo sóng, một cổ phiếu DN Nhà nước "bốc đầu" gần 60%

Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội

Không cần vốn, không tốn nhiều thời gian, ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho người dùng mọi nơi mọi lúc khi giới thiệu thêm bạn bè đăng ký và sử dụng các tiện ích.

Fed cảnh báo áp lực giá Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Thủ tướng yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công năm 2025 Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng ước đạt gần 130.000 tỷ đồng

Xuất khẩu của Việt Nam tháng 4/2025 tăng 20%

Theo VIS Rating, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4/2025 đã tăng mạnh khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước (YoY), so với mức tăng trưởng 10,5% trong 3 tháng đầu năm 2025.

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục Lộ diện địa phương duy nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 46 tỷ USD trong năm 2024

Nghị quyết 68-NQ/TW: Mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân; có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn Chuyên gia Dragon Capital: Với Nghị quyết 68, khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn giữa bất định toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận thêm nhiệm vụ mới

Ngày 15/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 929/QĐ-Ttg về việc thành lập “Ban chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06” (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo).

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam Thủ tướng chia sẻ quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc