Thị trường xuất khẩu khó khăn, ngành điều nhiều lần hạ mục tiêu kim ngạch xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu điều nhân gặp khó khăn, vì vậy, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã giảm mục tiêu kim ngạch xuất khẩu xuống còn 3,2 tỷ USD trong khi trước đó là 3,8 tỷ USD, và sự sụt giảm kim ngạch được Vinacas dự báo sẽ chưa dừng lại ở mức này.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thị trường xuất khẩu chính của nhân điều Việt Nam là Hoa Kỳ, các nước trong khối EU và Trung Quốc... tuy vẫn được duy trì tốt nhưng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu đều giảm mạnh.

Xuất khẩu sang các thị trường chính đều sụt giảm

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến 15/11/2022, ngành điều đã xuất khẩu được 447.897 tấn điều nhân các loại, trị giá 2,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 giảm 11,31% về lượng và giảm 15,56% về kim ngạch.

Trong 10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nhân điều sang thị trường số 1 Hoa Kỳ đạt 119.391 tấn, trị giá 700,289 triệu USD, giảm 19,87% về lượng và giảm 20,47% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai sau Hoa Kỳ, 10 tháng qua xuất khẩu nhân điều sang thị trường này 59.871 tấn, trị giá 356,18 triệu USD, giảm 12,46% về lượng và giảm 29,22% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Thứ ba là thị trường Hà Lan, 10 tháng qua xuất khẩu nhân điều vào thị trường này đạt 45.228 tấn, đạt giá trị 246,211 triệu, giảm 22,38% về khối lượng và giảm 22,92% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường Đức đứng thứ tư với khối lượng xuất khẩu trong 10 tháng qua đạt 14.813 tấn, trị giá 91,268 triệu, giảm 14,38% về khối lượng và giảm 16,29% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Hội thảo “Bàn giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường khối EVFTA và CPTPP trong bối cảnh mới”, do Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang tổ chức hôm qua, ông Đặng Hoàng Giang – Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2022 lượng nhân điều xuất khẩu và điều thô nhập khẩu về Việt Nam đều giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2021.

“Lúc đầu hiệp hội đề ra kế hoạch xuất khẩu 3,8 tỷ USD nhưng vào quý 1/2022 có điều chỉnh xuống còn 3,2 tỷ USD, nhưng tới thời điểm này xuất khẩu điều nhân xem ra khó đạt được mục tiêu 3,2 tỷ USD so với kế hoạch đã đề ra”, Tổng thư ký VINACAS nói.

Khối lượng nhập khẩu điều thô giảm nhẹ so với năm 2021

Tính đến ngày 15/11/2022, các doanh nghiệp điều đã nhập khẩu được khoảng 1,8 triệu tấn điều thô, trị giá 2,5 tỷ USD.

Hiện nay Việt Nam vẫn là quốc gia đứng đầu về nhập khẩu điều thô trên toàn cầu. Các thị trường nhập khẩu chính, gồm: Bờ Biển Ngà, các nước Tây Phi và các nước Đông Phi. Dự kiến cả năm 2022 Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng trên 1,9 triệu tấn điều thô, giảm nhẹ so với năm 2021.

Theo Tổng thư ký Vinacas, trong giai đoạn xảy ra đại dịch COVID-19 xuất khẩu nhân điều đã rất trì trệ, đến hậu COVID-19 xuất khẩu nhân điều lại bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến Nga – Ukraine, và theo dự báo của Hội đồng Điều toàn cầu (GCC), năm 2022 và có thể kéo dài đến năm 2023 các hoạt động sản xuất cũng như chuỗi cung ứng điều trên toàn cầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do các nguyên nhân:

Thứ nhất, chính phủ các nước đang kiểm soát chặt chẽ tín dụng, dòng tiền, các chính sách tài khóa và vấn đề lạm phát trên toàn cầu. Đây là một trong những vấn đề mà các quốc gia có nền kinh tế xuất khẩu đang hết sức quan tâm.

Thứ hai, Chính phủ Trung Quốc vẫn còn áp dụng chính sách “zero COVID” nên chưa mở cửa thị trường, và không biết đến bao giờ Trung Quốc mới hoàn toàn mở cửa.

Thứ ba, cuộc chiến giữa Nga và Ucraina từ năm 2021 đến nay cũng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, chính trị quốc tế và lạm phát tăng cao, dẫn đến các nước đưa ra các chính sách thắt chặt tín dụng, những biến động về tỷ giá khiến tiêu dùng giảm sút, …

“Chính những vấn đề này liên quan đến các yếu tố làm tăng chi phí sản xuất, chế biến của các doanh nghiệp điều, gây khó khăn rất nhiều trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh điều. Dự báo, tăng trưởng ngành điều sẽ bị sụt giảm đáng kể do nhu cầu tiêu thụ điều nhân toàn cầu tiếp tục ảm đạm, và thị trường nguyên liệu điều sẽ gặp nhiều thách thức trong thời gian tới”, ông Giang nói.

Chưa tận tốt các Hiệp định thương mại tự do EVFTA và CPTPP

Nhận định tổng quan về thị trường xuất khẩu nhân điều trong thời gian vừa qua đối với việc tận dụng cơ hội về cơ chế, chính sách từ hiệp định EVFTA và CPTPP mang lại, ông Giang cho rằng sau thời gian thực thi EVFTA và CPTPP, xuất khẩu nhân điều sang các nước trong khối đều có tăng trưởng nhẹ, nhưng sản lượng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm điều chế biến sâu vào các thị trường cao cấp là những thị trường như có người tiêu dùng cuối cùng như Anh, Pháp và Đức vẫn còn thấp, và xuất vào châu Âu vẫn mang tính chất cửa ngõ.

Ví dụ, Hà Lan nhập khẩu lượng điều nhân từ Việt Nam rất lớn, sau đó các nước như Đức, Anh lại nhập khẩu từ Hà Lan.

“Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), Việt Nam không phải là quốc gia chiếm thị phần xuất khẩu điều nhân vượt trội vào các thị trường Anh, Pháp, Đức mà chính là Hà Lan. Đây là một điều hết sức vô lý trong khi thực chất hạt điều này là của Việt Nam xuất sang”, Tổng thư ký Vinacas nói.

Trước thực tế trên, Vinacas đề nghị Bộ Công Thương tìm hiểu và có giải pháp hỗ trợ nhằm giúp các doanh nghiệp tận dụng tốt các FTA, đưa các sản phẩm nông sản trong đó có hạt điều vào những thị trường cao cấp giảm bớt lượng hạt điều qua thị trường cửa ngõ trung gian để mang về giá trị gia tăng.

Thứ hai, phần lớn các nước nhập khẩu và đối tác nước ngoài trong khối CPTPP và EVFTA đều đánh giá là hạt điều Việt Nam xuất khẩu dạng sơ chế, trong khi đối với kỹ thuật chuyên ngành, hạt điều đã qua chế biến, bóc vỏ lụa, sấy khô hút chân không và đóng gói là sản phẩm có thể tiêu thụ cuối cùng, vì vậy xuất khẩu vào những thị trường này vẫn còn ở mức thấp.

Thứ ba, doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng tốt các cơ hội để mở rộng xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng khác trong khối và vẫn xuất khẩu vào các thị trường truyền thống, thậm chí vẫn xuất vào các thị trường trung chuyển Singapore, Hà Lan vì cho rằng xuất khẩu vào những thị trường này tương đối dễ, phí giao hàng cũng tương đối thấp nên hiện nay xuất khẩu điều phần lớn phải qua trung gian.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Chat với BizLIVE