Thị trường chứng khoán sụt giảm và 3 giải pháp xử lý đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp

Theo chuyên gia, trái phiếu chính là yếu tố lớn tác động tới thị trường chứng khoán hiện nay. Giải được bài toán này mới tháo gỡ được niềm tin, dòng tiền mới quay trở lại...

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/10, chỉ số VN-Index chốt tại 993,36 điểm, giảm xấp xỉ 35% so với hồi đầu năm nay.

Điểm số bị bào mòn, thanh khoản ở mức thấp, thị trường chứng khoán đang trải qua giai đoạn khiến nhiều nhà đầu tư “nhát tay” giải ngân. Họ tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi đâu mới là nguyên nhân thị trường giảm điểm trong thời gian dài như hiện nay.

Bình luận về diễn biến giảm liên tiếp của thị trường chứng khoán, ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK Đông Á cho rằng thị trường chịu tác động từ nhiều thông tin tiêu cực, trong đó phần lớn liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp.

“Tất cả thông tin trên thị trường hiện nay quy chung lại liên quan trái phiếu doanh nghiệp. Ngân hàng mua trái phiếu bị ảnh hưởng, doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều cũng bị ảnh hưởng...”, ông Tuấn nói.

Chuyên gia này đánh giá, hiện nay, thị trường lo ngại vấn đề sử dụng vốn sai mục đích của tổ chức phát hành trái phiếu. Vị này cũng nêu câu hỏi lớn nhất tại sao rất nhiều doanh nghiệp sản xuất có nền tảng sức khỏe tốt không phát hành trái phiếu? Tại sao dư nợ trái phiếu hiện nay lớn nhất vẫn nằm ở doanh nghiệp bất động sản?

“Các vấn đề khó khăn trên thị trường hiện nay, một là dư nợ trái phiếu liên quan đến bất động sản đáo hạn cuối năm nay và sang năm 2023 rất lớn. Thứ hai, room của các ngân hàng cho vay bất động sản hiện tại không còn. Thứ ba thị trường bất động sản hiện nay rơi vào trạng thái trầm lắng”, CEO Chứng khoán Đông Á đề cập.

Với những khó khăn trên, các doanh nghiệp bất động sản làm cách nào xoay được dòng tiền để đáo hạn cho trái phiếu đã phát hành? Nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp sẽ phát hành trái phiếu mới để có nguồn tiền đáo hạn.

Quảng cáo

Nhưng theo ông Tuấn, câu chuyện lớn nhất hiện nay không phải việc doanh nghiệp phát hành mới dễ dàng hay khắt khe. Mà quan trọng nhất là niềm tin của nhà đầu tư.

Kể từ giờ họ có đặt niềm tin để mua trái phiếu mới phát hành hay không. Trước đây là Tân Hoàng Minh và mới đây là Vạn Thịnh Phát, 2 sự kiện này xói mòn tất cả niềm tin của nhà đầu tư vào phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Vụ việc Tân Hoàng Minh hiện vẫn chưa xử lý, chưa trả lại được tiền cho trái chủ… Có thể thấy, để những người đang gửi tiền tham gia mua trái phiếu là điều rất khó khăn. Cho nên khả năng doanh nghiệp phát hành trái phiếu mới để đảo nợ tôi cho rằng là không khả thi”, ông Tuấn nêu quan điểm.

Giải pháp gì để giải quyết cho bài toán cuối năm và năm sau dòng tiền đáo hạn? Chuyên gia này đưa ra 3 giải pháp.

Thứ nhất, tất cả ông chủ nợ hiện nay phải chuyển đổi từ chủ nợ sang chủ căn hộ. Cụ thể, nhà đầu tư sở hữu trái phiếu được chuyển đổi qua sở hữu sản phẩm của doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu với chính sách chiết khấu cho trái chủ. Đây là một trong những giải pháp đáo nợ cho trái chủ.

Thứ hai, Chính phủ nên có một quỹ đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp để sẵn sàng hỗ trợ thị trường. Trên thế giới đã có nhưng hiện Việt Nam chưa có hình thức quỹ đầu tư này.

Thứ ba, Chính phủ có chính sách ưu đãi cho các quỹ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nhằm khuyến khích cho loại hình quỹ trái phiếu phát triển.

“Nếu không có bất cứ giải pháp nào, tôi cho rằng sang 2023 dòng tiền sẽ cực kỳ khó khăn, tác động tới hàng loạt thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, ngân hàng. Bởi thị trường bất động sản hiện khó khăn, room cho vay không còn nhiều. Phát hành trái phiếu quy định khắt khe, cộng với niềm tin nhà đầu tư mua trái phiếu xuống thấp. Đây là những vấn đề ảnh hưởng tới tới thị trường bất động sản, chứng khoán, một phần nhỏ của hệ thống ngân hàng với những tổ chức mua trái phiếu”, ông Tuấn cho biết.

Ông Tuấn một lần nữa nhấn mạnh, trái phiếu là câu chuyện lớn đang ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường chứng khoán. Tất cả tin đồn vẫn quy về doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu nhiều thì xuất hiện tin nhiều, có nợ nhiều trong đó nợ trái phiếu nhiều thì có tin đồn nhiều. Bởi nguyên lý đơn giản, lãi suất tăng nhanh, doanh nghiệp nợ nhiều thì khó khăn trong việc xoay dòng tiền, theo đó vướng tin đồn.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Dự báo lợi nhuận ngân hàng quý IV/2024: Có nhà băng tăng trưởng 300%

Các chuyên gia của MBS dự báo một số ngân hàng sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong quý IV/2024 như OCB, TPBank và VPBank, ngược lại cũng có những nhà băng lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ.

Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ ra sao trong năm 2025? Giá vàng trong nước giảm sâu, giá USD ngân hàng tăng 28 đồng

HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính Bền vững

HDBank vừa chính thức công bố Khung Tài chính Bền vững phù hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA) và Hiệp hội Thị trường cho vay (LMA). Khung này được phát triển với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và nhậ

HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

OceanBank chính thức đổi tên

Ngân hàng Thương mại TNHH Một Thành viên Đại Dương (OceanBank) chính thức đổi tên thành Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Việt Nam Hiện Đại (Modern Bank of Vietnam - MBV), đồng thời ra mắt nhận diện thương hiệu và website mới.

MB cử người làm Phó Tổng giám đốc thường trực OceanBank Cơ hội và thách thức với Ngân hàng MB sau khi tiếp nhận OceanBank Oceanbank có Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc mới

Cơ hội vay vốn tiền tỷ với lãi suất từ 0% dành riêng cho các chủ shop

TPBank mang đến cho hàng trăm nghìn các shop kinh doanh cơ hội vay vốn ưu đãi lên tới 1 tỷ đồng, với lãi suất 0%, cùng quyền lợi truyền thông“triệu view” miễn phí và hàng loạt phần thưởng tiền mặt khi tham gia Câu lạc bộ (CLB) Shop Tiền Tỷ cùng TPBank.

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững TPBank: Nhắm vào nhà, xe và tăng trưởng vượt ngành TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống

BVBank tiếp tục chào bán 13 triệu trái phiếu, lãi suất năm đầu 8,2%

BVBank tiếp tục huy động vốn với đợt chào bán trái phiếu công chúng lần thứ hai trong giai đoạn 2024-2025, phát hành 13 triệu trái phiếu với tổng giá trị 1.300 tỷ đồng. Đây là bước đi quan trọng nhằm củng cố nguồn vốn trung và dài hạn, hỗ trợ hoạt động kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tín dụng đang gia tăng.

BVBank phân phối gần 14,7 triệu trái phiếu cho hơn 1.200 nhà đầu tư BVBank sắp phát hành gần 69 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ Thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh, BVBank hoàn thành 90% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng

Áp lực thanh khoản giảm bớt, lãi suất huy động có thể ổn định năm 2025

Chuyên gia cho rằng lãi suất huy động VNĐ sẽ không chịu nhiều áp lực tăng trong năm 2025 và dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm có thể duy trì ổn định quanh mức 5% trong năm tới.

Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất Lãi suất cho vay đang ở mức thấp kỷ lục Chính phủ chỉ đạo giảm mặt bằng lãi suất cho vay

SeABank vinh dự nhận giải thưởng UN WEPs Award 2024 hạng mục “Bình đẳng giới tại thị trường”

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự đạt danh hiệu cao quý UN WEPs Award 2024 (Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ năm 2024) ở hạng mục "Bình đẳng giới tại thị trường" do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng