Thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) dẫn đầu đà tăng trên các sàn châu Á

Thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) tăng mạnh lúc mở cửa, khối lượng giao dịch hơn 100 tỷ HKD, chỉ số Hang Seng tăng gần 600 điểm khi Trung Quốc công bố các chính sách kích thích kinh tế.

 

a-nh-ma-n-hi-nh-2024-08-28-lu-c-17-49-47-20240828175029.png
Thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: AFP/TTXVN

Cụ thể, trong phiên sáng chỉ số Hang Seng tăng 598 điểm lên 18.845 điểm, với khối lượng giao dịch 117,9 tỷ HKD. Cổ phiếu của các công ty tài chính Trung Quốc tăng mạnh: cổ phiếu của China Merchants Bank (CMB) tăng 9%, cổ phiếu của Bảo hiểm Ping An tăng hơn 6%. Còn cổ phiếu của Miniso đi ngược lại xu hướng thị trường và giảm 26%. Đà tăng vẫn tiếp diễn cho tới cuối phiên đưa chỉ số Hang Seng phá ngưỡng 19.000 điểm và chốt phiên ở mức 19.000,56 điểm.

Sáng 24/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương), Cục Quản lý và giám sát Tài chính và Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc đã họp báo công bố một loạt biện pháp hỗ trợ. PBoC đã công bố ba hướng chính nhằm hỗ trợ phát triển nền kinh tế và thị trường chứng khoán, bao gồm giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và hạ lãi suất chính sách, hạ lãi suất thế chấp hiện tại và thống nhất tỷ lệ trả trước tối thiểu cho các khoản vay thế chấp, đồng thời tạo ra các công cụ chính sách mới để hỗ trợ thị trường chứng khoán. Ông Phan Công Thắng, Thống đốc PBoC, cho biết, tùy thuộc vào điều kiện thanh khoản thị trường trong năm nay, có thể chọn cơ hội để giảm thêm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,25- 0,5 điểm phần trăm.

Quảng cáo

Ngân hàng quốc tế Trung Quốc (BOCI) thuộc Ngân hàng Trung Quốc (BOC) công bố báo cáo cho biết sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm, chỉ số Hang Seng đã tăng 5,1% so với tuần trước, khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của chứng khoán Hong Kong trong tuần trước là 109 tỷ HKD, tăng 3,5%.

Tại các thị trường khác lúc chốt phiên chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo (Nhật Bản) tăng 0,6% lên 37.940,59 điểm, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 4,2% lên 2.863,13 điểm. Thị trường Singapore, Seoul, Đài Bắc (Trung Quốc), Manila, Mumbai, Bangkok và Jakarta cũng tăng điểm, nhưng Sydney và Wellington lại giảm.

Nhà kinh tế cấp cao của Trung Quốc Julian Evans-Pritchard tại Capital Economics, cho biết các biện pháp kích thích mới của Trung Quốc đánh dấu nỗ lực mới nhất của giới chức nước này nhằm khôi phục niềm tin vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau hàng loạt số liệu kinh tế đáng thất vọng trong những tháng gần đây.

Các nhà giao dịch đang chờ đợi Mỹ công bố chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) vào thứ Sáu (27/9) - thước đo lạm phát ưa thích của Fed - với hy vọng có một ý tưởng về động thái lãi suất tiếp theo của Fed.

Tại thị trường trong nước kết thúc phiên 24/9, VN-Index VN-Index tăng 8,51 điểm (0,67%) lên 1.276,99 điểm. Toàn sàn có 256 mã tăng 119 mã giảm, 95 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,94 điểm (0,4%) lên 234,32 điểm. Toàn sàn có 89 mã tăng, 56 mã giảm và 74 mã đứng giá.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Đóng cửa tại 1.266 điểm, chỉ số VN-Index tăng 12,11% trong năm 2024

Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2024 đã kết thúc với trạng thái thanh khoản thấp. Sắc đỏ xuất hiện lấn lướt trên HOSE trong khi nhóm Ngân hàng cũng dịch chuyển dòng tiền một cách âm thầm.

Thị trường chưa vội nghĩ đến mốc 1.300 điểm Thị trường giao dịch hờ hững, 4 cổ phiếu Ngân hàng vẫn tiếp tục phá đỉnh

Tăng 13% năm 2024, VN-Index thuộc nhóm tăng trưởng cao

Với mức tăng 13% trong năm 2024, so với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, thành tích của chỉ số VN-Index nằm trong nhóm tăng trưởng cao, cao hơn rất nhiều quốc gia châu Á như Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Indonesia hay Hàn Quốc.

Chủ tịch VPBankS Vũ Hữu Điền kiêm nhiệm vị trí CEO Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chỉnh là cơ hội mua”