Dòng tiền toàn cầu lại đổ về thị trường chứng khoán Ấn Độ

Lượng mua ròng cổ phiếu Ấn Độ của khối ngoại trong quý hiện tại ước đạt 8,5 tỷ USD - mức cao nhất kể từ giữa năm 2023.

nifty-50-top-10-stocks-20240209163308.png
Biểu tượng NSE Nifty 50 của Ấn Độ. Ảnh: AFP

 

Các quỹ nước ngoài đang đổ tiền vào thị trường chứng khoán Ấn Độ, đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của thị trường trị giá 5.000 tỷ USD sau khi bất ổn liên quan đến bầu cử hồi đầu năm dẫn tới một thời gian gián đoạn ngắn.

Theo dữ liệu do hãng tin Bloomberg tổng hợp, lượng mua ròng cổ phiếu Ấn Độ của khối ngoại trong quý hiện tại ước đạt 8,5 tỷ USD - mức cao nhất kể từ giữa năm 2023. Thị trường lại đặt cược vào khả năng Chính phủ Ấn Độ duy trì các chính sách hiện hành sau khi Thủ tướng Narendra Modi thắng cử nhiệm kỳ thứ ba.

Cùng với đó, tỷ trọng của Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc trong một số chỉ số chứng khoán toàn cầu. Những yếu tố này giúp triển vọng về dòng tiền vào chứng khoán Ấn Độ có vẻ đầy hứa hẹn, đặc biệt là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Dòng tiền chảy vào tăng cao cũng là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư ngày càng chấp nhận với mức định giá cổ phiếu của Ấn Độ - vốn đắt đỏ hơn so với các thị trường mới nổi khác - khi Chỉ số NSE Nifty 50 chuẩn của quốc gia này hướng đến năm tăng trưởng thứ chín liên tiếp.

Ông James Cheo, Giám đốc đầu tư khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ tại ngân hàng HSBC Global Private Banking & Wealth, cho biết mặc dù định giá cao hơn, cổ phiếu Ấn Độ vẫn hấp dẫn so với các thị trường khác vốn có triển vọng tăng trưởng chậm hơn. Ông nhấn mạnh triển vọng của kinh tế Ấn Độ được hỗ trợ bởi hiệu suất doanh nghiệp mạnh mẽ và điều kiện kinh tế thuận lợi.

Quảng cáo

Ấn Độ ngày càng được coi là động lực tăng trưởng toàn cầu tiếp theo khi nền kinh tế Trung Quốc chững lại do thiếu các biện pháp kích thích mạnh mẽ, cuộc khủng hoảng bất động sản dai dẳng cùng áp lực giảm phát kéo dài.

Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) kỳ vọng Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2028, trong khi công ty nghiên cứu thị trường Bloomberg Intelligence nhận định quốc gia Nam Á có thể là nước đóng góp hàng đầu cho tăng trưởng toàn cầu vào thời điểm đó.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ trong quý II/2024 đã tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù kết quả này thấp hơn một số ước tính, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với con số 4,7% của Trung Quốc.

Dòng tiền nước ngoài cũng đang theo đuổi lợi nhuận trên thị trường sơ cấp (nơi mua bán các loại chứng khoán mới phát hành) đang bùng nổ của Ấn Độ. Trong khi các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) quy mô nhỏ đã thống trị thị trường huy động vốn của Ấn Độ từ đầu năm tới nay, các giao dịch trị giá hàng tỷ USD cũng đang xuất hiện.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Ấn Độ cũng đối mặt với các thách thức.

Khi cổ phiếu tiếp tục tăng giá, chi phí phòng ngừa rủi ro trước khả năng chỉ số Nifty 50 suy giảm cũng tăng lên. Hiện tại, chi phí này cao hơn khoảng 45% so với mức trung bình của năm qua.

Những người theo dõi thị trường cũng cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu nào của chủ nghĩa dân túy khi đảng của ông Modi tuyên bố sẽ phát tiền mặt ở một số tiểu bang trước thềm các cuộc thăm dò khu vực. Một số cố vấn cho các nhà đầu tư giàu có của Ấn Độ, chẳng hạn như Avendus Wealth Management Pvt. và Julius Baer Wealth Advisors Pvt., cho biết họ đã khuyên khách hàng cắt giảm phân bổ vào các nhóm cổ phiếu giá cao của thị trường.

Dù vậy, hiện Ấn Độ đang được các quỹ toàn cầu ưa thích cũng nhờ vào một đồng tiền ổn định. Chính sách của Ấn Độ đã biến đồng rupee từ đồng tiền biến động nhất châu Á thành một trong những đồng tiền ít biến động nhất.

Ông Sumeet Rohra, một nhà quản lý quỹ tại Smartsun Capital Pte ở Singapore (Xin-ga-po), cho biết những diễn biến trên cho thấy nhà đầu tư cuối cùng cũng không thể bỏ qua thị trường mang lại lợi nhuận tốt như Ấn Độ.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường giao dịch cầm chừng, khối ngoại dừng lại chuỗi 21 phiên bán ròng trên HOSE

Xu hướng của thị trường chưa được thể hiện rõ ràng sau phiên đáo hạn phái sinh. Các cổ phiếu lớn chủ yếu đối kháng nhau khiến cho VN-Index liên tục dao động quanh mốc tham chiếu.

Thị trường gỡ được 23 điểm trong 2 phiên Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Chứng khoán châu Á đi lên nhờ hiệu ứng bitcoin

Chiều ngày 22/11, hầu hết các cổ phiếu châu Á đều lên giá, theo đà phục hồi của thị trường Phố Wall và tác động tích cực từ hiện tượng tiền điện tử Bitcoin ngấp nghé ngưỡng 100.000 USD/BTC.

Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch đầy biến động

Chốt phiên 21/11, chỉ số Dow Jones tăng 461,88 điểm, lên 43.870,35 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 31,6 điểm, lên 5.948,71 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 6,28 điểm, lên 18.972,42 điểm.

Chứng khoán Mỹ chốt phiên giảm điểm sau phát biểu của Chủ tịch Fed Chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau bình luận của giới chức Fed về lãi suất

Thị trường có sự hồi phục "chới với" sau khi bị nhúng xuống dưới 1.200 điểm

Lực cầu bắt đáy đã được kích hoạt thêm sau khi VN-Index có thời điểm giảm xuống dưới 1.200 điểm sáng nay. Tuy nhiên, nỗ lực mua lên trên thị trường không quyết liệt và cũng chưa đồng đều giữa các nhóm ngành.

MBS được "bật đèn xanh" cho đợt phát hành riêng lẻ gần 600 tỷ đồng Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Phiên giảm điểm tiếp nối trong một chuỗi vận động kém tích cực của thị trường không phải điều bất ngờ. Tuy nhiên, nếu xét tới sắc xanh lại xuất hiện đồng loạt tại các chỉ số khu vực, diễn biến ngày hôm nay vẫn gây thất vọng.

Thị trường đi tìm đáy Thị trường "suýt" cắt được mạch giảm điểm

Chứng khoán Trung Quốc nằm trong số thị trường tăng điểm mạnh nhất

Hong Kong (Trung Quốc) và Thượng Hải nằm trong số những thị trường tăng điểm mạnh nhất, nhờ hy vọng Trung Quốc sẽ công bố thêm các biện pháp kích thích kinh tế và thị trường bất động sản.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Các thị trường chứng khoán châu Á mất đà trong phiên chiều 8/11

Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch gây thất vọng Thị trường đi tìm đáy

SSI và bài toán của “người khổng lồ” chứng khoán Việt Nam

Là công ty chứng khoán tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, SSI gặt hái nhiều thành công sau 25 năm hoạt động. Dù vậy, “người khổng lồ” của ngành chứng khoán cũng đang có bài toán riêng cần giải.

1 công ty chứng khoán vừa được tiền ngoại rót vốn thêm hơn 2.000 tỷ Con đường trở thành "ông trùm" chứng khoán của doanh nhân Nguyễn Duy Hưng

Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định

Sáng 18/11, các TTCK châu Á diễn biến trái chiều, khi các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất do lo ngại chính sách của ông Donald Trump có thể khiến lạm phát tăng cao trở lại.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Các thị trường chứng khoán châu Á mất đà trong phiên chiều 8/11