Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần mới trong tâm lý lạc quan thận trọng

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong sáng 23/9, kéo dài đà tăng của tuần trước sau đợt cắt giảm lãi suất mạnh tay của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

 

105723-chung-khoan-toan-cau-tang-diem-sau-dong-thai-cua-fed.jpg
Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần mới trong tâm lý lạc quan thận trọng. Ảnh: THX/TTXVN

Mở cửa phiên 23/9, chỉ số chứng khoán Kospi tại Seoul (Hàn Quốc) tăng 0,14% hay 3,61 điểm lên 2.596,98 điểm.

Tại Trung Quốc, các chỉ số chính cũng đi lên. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong tăng 0,4% lên 18.325,53 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải cũng tiến 0,2% lên 2.743,11 điểm.

Chứng khoán Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ phiên này.

Quảng cáo

Trong phiên giao dịch đầu ngày, các thị trường Singapore, Taipei và Manila cũng tăng, còn Sydney, Jakarta và Wellington đi xuống.

Các nhà giao dịch chào đón đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ năm 2020 của Fed bằng cách đẩy chỉ số công nghiệp Dow Jones và S&P 500 lên mức cao kỷ lục trong phiên 19/9 - một ngày sau cuộc họp của Fed - khi họ dự đoán nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ “hạ cánh nhẹ nhàng”.

Trong khi Fed dự kiến sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, chứng khoán Mỹ lại đi ngang vào phiên 20/9 khi các nhà quan sát dự kiến thị trường sẽ thoái lui sau đợt tăng mới nhất.

Tuy nhiên, các nhà giao dịch châu Á đã bỏ qua sự trầm lắng của Phố Wall - ngay cả sau khi một loạt dữ liệu khác cho thấy nền kinh tế Trung Quốc vẫn yếu.

Hiện tại, thị trường đang đổ dồn sự chú ý vào Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) dự kiến được công bố cuối tuần này. Thước đo lạm phát ưa thích của Fed có thể cho thấy các nhà hoạch định chính sách định hướng quyết định về động thái lãi suất tiếp theo ra sao.

Nhà phân tích Tony Sycamore của ngân hàng IG cho hay Chủ tịch Fed Jerome Powell đã báo hiệu một chiến thắng tạm thời trong cuộc chiến chống lạm phát, lưu ý rằng rủi ro lạm phát leo thang hơn nữa đã giảm bớt. Trong bối cảnh đó, trọng tâm của chính sách tiền tệ đã chuyển sang hỗ trợ thị trường lao động để đảm bảo nền kinh tế “hạ cánh” suôn sẻ - với bằng chứng là mức cắt giảm lãi suất tới 50 điểm cơ bản của Fed.

Tại thị trường trong nước, vào lúc 10 giờ 15 phút sáng 23/9, chỉ số VN-Index giảm 0,19 điểm (0,01%) xuống 1.271,85 điểm. Chỉ số HNX-Index cũng lùi 0,27 điểm (0,12%) xuống 234,03 điểm.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Bán ròng kỷ lục năm 2024, khối ngoại liệu có quay lại mua ròng năm 2025?

Năm 2024, khối ngoại bán ròng gần 94.450 tỷ đồng trên toàn thị trường, tương ứng khoảng 3,7 tỷ USD. Kỳ vọng thị trường được nâng hạng năm 2025, một số dự báo cho rằng khối ngoại sẽ quay trở lại mua ròng.

Lo lắng về tỷ giá, thị trường chứng khoán đánh mất xu hướng tăng dài hạn Điều gì khiến chứng khoán Việt Nam "đánh rơi" 15 điểm trong phiên cuối tuần?

Điều gì khiến chứng khoán Việt Nam "đánh rơi" 15 điểm trong phiên cuối tuần?

VN-Index đóng cửa phiên 3/1 với mức điểm thấp nhất phiên tại 1.254 điểm, tương đương giảm 15 điểm (-1,19%), sắc đỏ bao trùm thị trường với gần 600 mã giảm áp đảo hoàn toàn so với mã tăng giá.

Cổ phiếu của "đại gia" vừa nhảy vào cuộc đua làm trạm sạc xe điện được dự báo có thể rời rổ VN30 trong kỳ review tháng 1 Đồng VND có thể mất 3%, lãi suất huy động đi ngang năm 2025