Thêm dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt tăng trưởng

Lạm phát giá cả tiêu dùng cũng như giảm phát giá sản xuất tại Trung Quốc như vậy đang trái ngược với những gì diễn ra trên các nền kinh tế lớn khắp thế giới.

Lạm phát tại Trung Quốc tháng 5/2023 duy trì ở mức thấp khi mà nền kinh tế chật vật phục hồi kể cả sau khi các biện pháp phong tỏa ngăn dịch COVID-19 được gỡ bỏ vào năm ngoái, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Cơ quan Thống kê Trung Quốc (CNBS) công bố chỉ số giá sản xuất tháng 5/2023 hạ 4,6% và như vậy có mức hạ tính theo năm cao nhất trong 7 năm. Lần gần nhất chỉ số giá sản xuất giảm sâu đến như vậy là con số 7,2% vào tháng 5/2016.

Như vậy chỉ số giá sản xuất tiếp tục hạ sâu sau tháng giảm 3,6% vào tháng 4/2023, đồng thời thấp hơn kỳ vọng 4,3% của các chuyên gia, theo kết quả khảo sát của Reuters.

Chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc tháng 5/2023 tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của chính phủ Trung Quốc.

Các chuyên gia tham gia khảo sát của Bloomberg đã dự báo về mức tăng 0,3%. Chỉ số CPI tại Trung Quốc tháng 4/2023 tăng chỉ 0,1%, thấp nhất trong 2 năm.

Còn so với tháng liền trước, chỉ số giá tiêu dùng hạ 0,2%, các chuyên gia kinh tế đã dự báo về mức giảm 0,1%.

Lạm phát giá cả tiêu dùng cũng như giảm phát giá sản xuất tại Trung Quốc như vậy đang trái ngược với những gì diễn ra trên các nền kinh tế lớn khắp thế giới. Ngân hàng trung ương nhiều nước trên toàn cầu, trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đã và đang cố gắng để hạ nhiệt đà tăng giá cả. Trong tuần này, Ngân hàng Trung ương Canada và Australia đã nâng lãi suất.

Quảng cáo

Sau khi thông tin về chỉ số giá sản xuất được công bố, tỷ giá đồng nhân dân tệ tại nội địa Trung Quốc giảm 0,06% xuống còn 7,1154 nhân dân tệ/USD. Chỉ số CSI 300, chỉ số theo dõi diễn biến giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp niêm yết tại Thượng Hải và Thâm Quyến, hạ 0,2%.

Dữ liệu mới nhất tiếp nối nhiều chỉ báo kinh tế trước đây cho thấy kinh tế tại Trung Quốc hạ nhiệt.

Cơ quan Thống kê Trung Quốc (CNBS) cho rằng việc chỉ số giá sản xuất hạ nhiệt có nguyên nhân trực tiếp từ việc giá cả hàng hóa toàn cầu và nhu cầu tiêu dùng giảm đi.

Chuyên gia quản lý quỹ tại Pinpoint Asset Management, ông Zhiwei Zhang, nói: “Rủi ro giảm phát hiện vẫn đang gây sức ép lên nền kinh tế. Các chỉ báo kinh tế phát đi thông điệp rằng nền kinh tế đang hạ nhiệt tăng trưởng”.

4 ngân hàng cho vay lớn của Trung Quốc đã giảm lãi suất tiền gửi bằng đồng USD, theo những người có nguồn tin thân cận với vụ việc. Quyết định này được đưa ra ở thời điểm mà nhu cầu đối với đồng USD tăng cao trong ngành ngân hàng đẩy đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong 6 tháng, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Các ngân hàng hạ trần lãi suất đồng USD, vốn được biết đến như chênh lệch giữa lãi suất tái cấp vốn qua đêm cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Một số chi nhánh ngân hàng cho vay hiện đang đưa ra mức lãi suất 5,7% với các khoản tiền gửi bằng đồng USD cho những khách hàng lớn nhất, thấp hơn so với mức 6% trước đó.

Bốn ngân hàng cho vay bao gồm Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Bank of China, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc hiện chưa phản hồi đề nghị bình luận của báo giới. Thông tin trước đó được đăng tải bởi Thời báo Chứng khoán Trung Quốc.

Đồng nhân dân tệ đã hạ 3% so với đồng USD trong năm nay khi mà chênh lệch lãi suất giữa đồng USD và đồng nhân dân tệ tăng cao bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết siết chặt chính sách tiền tệ còn Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) giữ nguyên mục tiêu điều chỉnh chính sách tiền tệ. Việc lãi suất tiền gửi đồng USD hạ cho thấy giới chức Trung Quốc đang cố gắng hạn chế sự đi xuống của đồng nhân dân tệ.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?