Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 5/2023 giảm sâu hơn so với kỳ vọng, thực tế này không khỏi khiến cho nhiều người lo ngại về khả năng quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc sau khi mở cửa hoạt động kinh tế đang yếu đi và hoạt động thương mại toàn cầu hạ nhiệt, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.
Những số liệu mới công bố cho thấy mức độ suy yếu của thương mại hàng hóa toàn cầu trong năm nay khi mà các ngân hàng trung ương tại Mỹ và nhiều nước châu Âu nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát và thêm nhiều người tiêu dùng chuyển sang tiêu dùng vào dịch vụ sau nhiều năm bị hạn chế.
Tổng lượng hàng hóa xuất ra nước ngoài trong tháng 5/2023 giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước, theo Hải quan Trung Quốc công bố vào ngày thứ Tư. Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4/2023 tăng trưởng 8,5%. Đây là lần đầu tiên trong 3 tháng, xuất khẩu Trung Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng sụt giảm, mức độ suy giảm cao hơn kỳ vọng của các chuyên gia.
Việc xuất khẩu suy giảm một phần phản ánh cho hiệu ứng so sánh với nền cao trong tháng 5/2023, khi mà đợt phong tỏa kéo dài 2 tháng tại Thượng Hải mới chấm dứt, gây tổn hại đến thương mại và làm tê liệt chuỗi cung ứng nội địa.
Trong dấu hiệu cho thấy nhu cầu nội địa phục hồi, nhập khẩu của Trung Quốc tháng 5/2023 hạ thấp hơn so với kỳ vọng, mức giảm ghi nhận 4,5% so với cùng kỳ năm trước so với mức giảm 7,9% của tháng 4/2023. Nhìn chung, thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm xuống còn 65,5 tỷ USD trong tháng.
Con số mới kém lạc quan cho thấy vai trò của thương mại trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang giảm đi so với thời kỳ không COVID-19, khi đó nhu cầu của phương Tây với hàng điện tử, nội thất và nhiều loại hàng hóa khác đã khiến cho các nhà máy của Trung Quốc ngập đơn hàng. Các quan chức Trung Quốc khi đó đã có nhiều nỗ lực trong việc đảm bảo các nhà máy vẫn duy trì hoạt động dù rằng nhiều người dân bị hạn chế đi lại.
Việc xuất khẩu chững lại không phải chỉ của riêng Trung Quốc. Nhiều cường quốc thương mại châu Á đồng thời cũng công bố xuất khẩu sụt giảm trong tháng trước khi mà kinh tế toàn cầu hạ nhiệt.
Xuất khẩu của Hàn Quốc tháng 5/2023 hạ 15,2% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu các sản phẩm bán dẫn, máy tính và nhiều hàng hóa điện tử khác giảm sâu. Xuất khẩu từ Việt Nam giảm 6% so với cùng kỳ.
Việc thương mại toàn cầu yếu đi như vậy đã diễn ra sau khi tăng trưởng rất mạnh vào thời kỳ đại dịch COVID-19 năm 2021 và 2022. Giờ đây, các chính sách thắt chặt tiền tệ, chính sách tài khóa của chính phủ không còn nhiều tác dụng và xu thế tiêu dùng của người dân hướng nhiều hơn đến dịch vụ đang gây sức ép lên nhu cầu hàng hóa, theo quan điểm của Fitch Ratings.
Vào ngày thứ Tư, Tổ chức các nước hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) công bố dự báo cho thấy khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu nhiều khả năng sẽ chỉ tăng 1,6% trong năm nay, thấp hơn so với mức tăng 5% của năm ngoái.
Hoạt động thương mại toàn cầu suy yếu không khỏi tạo ra tâm lý bi quan về triển vọng kinh tế toàn cầu. OECD dự báo kinh tế toàn cầu tăng trường 2,7% trong năm nay trong khi đó tốc độ 3,3% của năm 2022. Ngân hàng Thế giới (WB) trong tuần này dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chững lại trong nửa sau năm nay, đồng thời hạ dự báo tăng trưởng xuống mức 2,4% trong năm 2024, từ ước tính 2,7% chính của các chuyên gia WB.
Xuất khẩu chững lại cũng tạo ra thêm áp lực suy giảm lên tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vào năm nay trong bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy chiến lược phục hồi sau thời kỳ không COVID-19 đã bắt đầu giảm tác dụng.
Dù rằng chính quyền Bắc Kinh đã bỏ đi các biện pháp kiểm soát COVID-19 vào cuối năm ngoái, nhiều người tiêu dùng hiện vẫn còn ngại ngần chi tiêu những khoản lớn, các doanh nghiệp tư nhân cũng đầu tư hạn chế. Triển vọng đầu tư của doanh nghiệp bất động sản hiện vẫn chưa rõ ràng sau khoảng thời gian tăng trưởng vào mùa xuân.