Trung Quốc tăng mua góp phần đẩy giá tiêu trong nước tăng mạnh

Vụ tiêu của Việt Nam kết thúc từ tháng 5, trong khi Trung Quốc tăng mua, nên từ đầu tháng 5 giá tiêu đã tăng lên mức 73.000 – 75.500 đồng/kg. Song, mức giá này vẫn chưa đủ hấp dẫn để người nông dân tái canh trong bối cảnh cây tiêu phải cạnh tranh với các

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thị trường tiêu nội địa có những diễn biến tích cực kể từ tuần cuối tháng 4/2023 cho đến nay. Giá tăng từ 66.000 đồng/kg lên 76.000 đồng/kg vào tuần thứ 2 của tháng 5 trước khi giảm nhẹ trở lại.

Xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc tăng đột biến

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), Việt Nam cơ bản đã kết thúc vụ thu hoạch vào đầu tháng 5, sản lượng ước đạt khoảng gần 200.000 tấn, tăng 9,3% so với năm 2022.

Trong 21 ngày đầu tháng 5/2023, đã xuất khẩu 19.637 tấn hồ tiêu, kim ngạch đạt 58,1 triệu USD. Cộng dồn từ đầu năm đến ngày 21/5, xuất khẩu được 122.718 tấn tiêu, trị giá 377,4 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước tăng 29,7% về lượng nhưng giảm 13,6% về trị giá.

Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch VPA cho biết, một trong những nguyên nhân chính làm cho giá tiêu tăng là nhờ các đơn hàng dồn dập từ thị trường Trung Quốc, khiến lượng tiêu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng đột biến vào tháng 3 và 4. Tuy nhiên, mức giá này chưa đủ hấp dẫn để người nông dân tái canh vụ mới trong bối cảnh cây tiêu phải cạnh tranh với các loại cây khác về lợi nhuận.

Mặt khác, nhà mua với tâm lý chờ vụ mới từ Indonesia vào tháng 7, với hy vọng giá giảm nên giao dịch từ thị trường EU và Hoa Kỳ chưa sôi động và thị trường đang có sự giằng co giữa người mua và người bán. Do nhà mua cho rằng mức giá hiện nay chưa hấp dẫn, chưa cạnh tranh, cộng thêm tâm lý chờ hàng vụ mới của Indonesia, Brazil giá có thể đẩy xuống. Sau khi hai nước này vào vụ thu hoạch sẽ có đánh giá sát thực tế về vụ mùa để cân nhắc giao dịch.

Quảng cáo

Dự báo, sức mua tiêu và gia vị của châu Âu và Hoa Kỳ tiếp tục trầm lắng trong thời gian tới khi khủng hoảng kinh tế vẫn còn đang tiếp diễn. Thị trường Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm đáp ứng các yêu cầu tuân thủ về tiêu chuẩn chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc kể cả đối với hàng hóa trao đổi cư dân biên giới. Do đó, các doanh nghiệp cần sớm chuẩn bị để đáp ứng các yêu cầu cần thiết trong thời gian tới.

“Doanh nghiệp cần cân nhắc, cẩn trọng đánh giá khả năng tài chính khi ký hợp đồng số lượng lớn, giao xa, với giá thấp do khi các nước vào vụ giá xuống; và khi giá lên không mua đủ hàng để giao xa, gặp rủi ro và tổn thất như đã xảy ra trong vụ mùa 2022, ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh”, bà Liên nhắc nhở.

Cạnh tranh từ Brazil và Indonesia ngày càng gay gắt

Theo đánh giá của Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC), trong giai đoạn 2022 – 2028, quy mô thị trường tiêu đen toàn cầu ước đạt trị giá 4.184,2 triệu USD vào năm 2028 với tốc độ tăng trưởng là 4,1%/năm. Song song đó, xu hướng sử dụng chất điều vị tự nhiên gần đây cũng đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường tiêu toàn cầu. Hiện nay Việt Nam đã dần khẳng định tên tuổi trên bản đồ thế giới, Việt Nam đang chiếm 40% sản lượng và chiếm 60% thị phần hồ tiêu toàn cầu và luôn giữ vị thế số 1 về sản xuất, xuất khẩu là lợi thế.

Nhưng ở góc nhìn là nhà nghiên cứu, ThS. Phan Thị Xuân Huệ, Đại học Trà Vinh cho rằng, nhờ có cước phí rẻ hơn Việt Nam nên các nước Brazil, Indonesia luôn chào giá cạnh tranh hơn, khiến tiêu Việt Nam đang bị mất thị phần vào tay các nước này. Đó là chưa kể Brazil, Indonesia có thể tăng nhanh sản lượng nhờ có nhiều vườn tiêu trẻ, trong khi tiêu của Việt Nam đang ở vào giai đoạn tuổi cây trung niên và cây già nhiều hơn, vì tỷ lệ trồng mới rất ít trong những năm qua và sản lượng tiêu những năm tới của Việt Nam có thể giảm.

“Để khẳng định vị thế trên thị trường thế giới một cách bền vững, ngành tiêu cần tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là dư lượng hóa chất, sản xuất theo hướng phát triển bền vững, không chạy theo sản lượng mà phải nâng cao chất lượng, đồng thời tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác để liên kết với các doanh nghiệp chế biến và nhà xuất khẩu”, bà Huệ khuyến cáo.

Tuy nhiên, để các sản phẩm tiêu của Việt Nam khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới một cách bền vững, ngành hồ tiêu Việt Nam sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức lớn trong tương lai, vì ngày càng có nhiều nông dân trồng tiêu ở các quốc gia sản xuất chính như Việt Nam, Brazil, Indonesia đang dần chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị cao hơn. Dự báo sản lượng sản xuất tiêu toàn cầu tiếp tục giảm.

Mặt khác, theo dự báo của Cơ quan khí tượng thuỷ văn Hoa Kỳ, hiện tượng El Nino có thể sẽ xuất hiện vào nửa cuối mùa hè năm 2023. Dự báo sản lượng tiêu toàn cầu năm 2023 tiếp tục giảm khoảng 1% so với năm 2022, đạt khoảng 531 ngàn tấn. Nếu El Nino kéo dài đến năm 2024 sẽ càng làm cho việc duy trì vườn tiêu gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến vụ mùa 2024.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu giằng co giữa các yếu tố căng thẳng địa chính trị và nguồn cung

Phiên 19/11, giá dầu ít biến động, khi dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga-Ukraine làm dấy lên nguy cơ gián đoạn nguồn cung, nhưng việc mỏ Johan Sverdrup nối lại sản xuất đã hạn chế đà tăng của dầu.

Giá dầu thế giới phục hồi từ mức thấp nhất trong gần hai tuần Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch biến động

Áp lực kép từ cung-cầu khiến giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Theo nhà phân tích cấp cao Phil Flynn của công ty dịch vụ tài chính Price Futures Group, chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường.

Chờ kết quả bầu cử Mỹ, giá dầu thế giới tăng khoảng 1% Giá dầu thế giới giảm do đồng USD mạnh lên