Thanh toán mã QR lên ngôi, ngân hàng đưa "công cuộc quét mã" ra cả nước ngoài

Hiện nay, thanh toán bằng mã QR đã trở nên phổ biến tại Việt Nam. Không dừng lại liên kết với các điểm bán hàng tại Việt Nam, các ngân hàng cũng đang tăng cường triển khai phương thức thanh toán bằng mã QR xuyên biên giới. Ngân hàng số Digimi của Ngân hàn

Thanh toán mã QR lên ngôi, ngân hàng đưa "công cuộc quét mã" ra cả nước ngoài

Những năm gần đây, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đã bùng nổ mạnh mẽ tại Việt Nam. Đặc biệt, thanh toán bằng quét mã QR thông qua ứng dụng Mobile Banking được đa số người dùng ưa chuộng sử dụng vì sự tiện lợi, nhanh chóng và chính xác. Đây được đánh giá là hình thức thanh toán đại diện cho lối tiêu dùng thông minh, góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại điện tử nói riêng và hoạt động thanh toán của nền kinh tế nói chung.

Sử dụng phương thức thanh toán quét mã QR, người dùng chỉ cần sử dụng điện thoại di động có cài đặt ứng dụng Mobile Banking để quét mã QR, nhập số tiền cần thanh toán và xác nhận giao dịch, mọi thủ tục thanh toán sẽ được hoàn thành một cách nhanh chóng và tiện lợi. Phương thức thanh toán qua mã QR đơn giản, nhanh chóng, tương thích với nhiều ứng dụng tài chính ngân hàng đang phủ sóng rộng rãi từ các cửa hàng tiện lợi, các siêu thị cho đến các khu chợ dân sinh.

Ghi nhận tại các khu chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, các gian hàng đều có để mã QR ở vị trí thuận lợi để khách quét thanh toán. Từ hàng thịt, hàng cá, đến hàng rau,.. đều có sẵn một tờ giấy in mã QR được bọc bằng nhựa cẩn thận.

“Trước đây nhận chuyển khoản phải đọc cho khách tên ngân hàng, số tài khoản cũng như chủ tài khoản rất bất tiện, nhưng nay chỉ việc quét mã có sẵn là xong”, chị Ngân – (một tiểu thương bán rau tại chợ Chính Kinh) cho hay.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong 8 tháng năm 2023, giao dịch qua kênh mã QR tăng 152% về số lượng và 301% về giá trị so với cùng kỳ 2022.

Xu hướng thanh toán qua mã QR lên ngôi khiến các giao dịch rút tiền mặt liên tục giảm những năm qua. Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc NAPAS, cho biết tính đến tháng 9/2023, tỉ lệ rút tiền mặt qua ATM chỉ chiếm khoảng 4% qua hệ thống NAPAS (năm 2021 tỷ lệ này là 12%). Trong khi đó, giao dịch qua thanh toán quét mã VietQR tăng gấp 16 lần so với cùng kỳ năm 2022, số lượng giao dịch trung bình/ngày gấp 7 lần rút tiền mặt. Mỗi tháng có hơn 20 triệu người sử dụng ứng dụng ngân hàng để quét mã VietQR; hơn 11 triệu mã VietQR được sử dụng để nhận tiền...

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, sự chủ động phát triển, nâng cấp nền tảng công nghệ vụ của các ngân hàng đi cùng đẩy mạnh phối hợp với điểm bán lẻ hàng hóa dịch vụ là nhân tố chính giúp cho hoạt động thanh toán qua mã QR bùng nổ.

Quảng cáo

Không dừng lại liên kết với các điểm bán hàng tại Việt Nam, các ngân hàng cũng đang tăng cường hợp tác thanh toán với các đối tác ở nước ngoài. Lợi ích lớn nhất của kênh thanh toán mới này là tạo thuận lợi cho khách hàng khi đi du lịch, công tác ở nước ngoài, bên cạnh thanh toán bằng thẻ tín dụng và tiền mặt. Người Việt thanh toán trên điện thoại thông minh ở nước ngoài sẽ tiện lợi hơn so với trả tiền mặt, không lo bị mất thẻ hay giảm thiểu rủi ro gian lận.

Theo thống kê của NAPAS, đến nay đã có nhiều ngân hàng thương mại như VietinBank, Vietcombank, BIDV, Sacombank, TPBank, Nam A Bank, Bản Việt triển khai phương thức thanh toán bằng QR xuyên biên giới; một số ngân hàng khác đang xúc tiến hoàn tất các kết nối hệ thống để sớm áp dụng.

hinh-bao-08.11-04.png

Trong đó, Ngân hàng Bản Việt (BVBank) vừa hợp tác với NAPAS triển khai tiện ích thanh toán bằng mã QR tại Thái Lan và Việt Nam, góp phần thúc đẩy thanh toán không tiền mặt xuyên biên giới.

Theo đó, khách hàng của BVBank đi du lịch, công tác có thể sử dụng tài khoản thanh toán tiền Việt hoặc thẻ tín dụng BVBank và tính năng "quét mã QR" trên ứng dụng ngân hàng số Digimi để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng mã QR tại Việt Nam và Thái Lan. Điểm mạnh đối với tiện ích này của Digimi so với các ngân hàng khác là nếu sử dụng mã QR tại Thái Lan, người dùng được miễn phí chuyển đổi ngoại tệ.

Ông Phan Việt Hải - Phó Tổng Giám đốc BVBank cho biết, trong thời gian qua, nhà băng luôn chú trọng phát triển sản phẩm dịch vụ, tính năng mới nhằm chuyên biệt và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đơn vị chú trọng ứng dụng công nghệ vào sản phẩm, dịch vụ để nâng cao trải nghiệm và gia tăng sự thuận tiện của khách hàng.

Việc triển khai thanh toán bằng mã QR tại Thái Lan mang thêm một hình thức thanh toán thuận tiện, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. "Đây cũng là một trong các chương trình mang tính cạnh tranh của BVBank để tiếp cận thêm nhiều khách hàng, góp phần hoàn thành mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại", ông Hải nhấn mạnh.

Được biết, BVBank là một trong những ngân hàng tiên phong triển khai số hóa các hoạt động dịch vụ. Đến nay các tiện ích nổi bật của ngân hàng có thể thực hiện trên kênh số gồm có: mở thẻ tín dụng online, các hình thức thanh toán/chuyển tiền đa dạng (QR, số điện thoại, nickname), ứng vốn nhanh, đầu tư chứng chỉ quỹ…

Bên cạnh đó, việc hợp tác chặt chẽ với các công ty Fintech để xây dựng các dịch vụ tài chính sâu hơn trong hoạt động cho vay, sản phẩm tiết kiệm… khi các nền tảng số mở rộng cách tiếp cận khách hàng và phân phối sản phẩm vượt trội so với con đường truyền thống, cũng là một hướng đi của nhà băng này.

Tính đến cuối quý II/2023, số lượng khách hàng của BVBank đạt hơn 1,5 triệu khách hàng, tăng trưởng nhờ sự phát triển của ngân hàng số. Trước đó trong năm 2022, đơn vị ghi nhận lượng khách hàng mới tăng tới 70% trong khi giao dịch qua kênh số tăng gần gấp đôi so với năm 2021.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025

Trong năm 2025, với dự báo thị trường ngoại tệ xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi hơn so với giai đoạn trước, thanh khoản liên ngân hàng nhiều khả năng sẽ dồi dào hơn.

Tỷ giá, lãi suất và những ẩn số 2025 Fed chưa vội điều chỉnh chính sách lãi suất Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng

Lãi 81.000 tỷ đồng trong quý 4, lợi nhuận các ngân hàng trên sàn chứng khoán đến từ đâu?

Thu nhập lãi thuần vẫn là động lực tăng trưởng chính cho lợi nhuận các ngân hàng, với điểm nhấn về tăng trưởng tín dụng ước đạt gần 18%, mức cao nhất kể từ năm 2018.

Giá vàng SJC bật tăng, giá USD ngân hàng "hạ nhiệt" Top 10 ngân hàng có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế lớn nhất năm 2024

Tổng đài thông minh không phím bấm: Bước đột phá của LPBank trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các hoạt động ngân hàng đã trở thành xu hướng tất yếu. LPBank, với chiến lược tập trung vào tự động hóa và số hóa, đã triển khai thành công Tổng đài chăm sóc khách hàng (CSKH) thông minh không phím bấm, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào dịch vụ khách hàng.

LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025 Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35% Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank

SHB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 11%

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 11%. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên 40.658 tỷ đồng.

Cặp đôi SHB và SHS chưa bước vào chu kỳ tăng giá mới SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng SHB chuẩn bị phát hành cổ phiếu trả cổ tức trong quý I/2025

Top 10 ngân hàng có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế lớn nhất năm 2024

Kết thúc năm 2024, BIDV được ghi nhận là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, Vietcombank được ghi nhận vị trí dẫn đầu về vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trước thuế.

Thủ tướng nêu 8 nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng Các ngân hàng kiến nghị gì với Chính phủ?

Thủ tướng nêu 8 nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng

Sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

Thống đốc đề ra một loạt nhiệm vụ lớn cho ngành Ngân hàng năm 2025 Được kiến nghị can thiệp quản lý giá vàng, Ngân hàng Nhà nước nói gì? Nhận diện bức tranh nợ xấu có khả năng mất vốn của các ngân hàng

DXY “hạ nhiệt” - tín hiệu tích cực cho VND?

Trong báo cáo tiền tệ mới công bố, chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán MB nhận định thách thức tỷ giá vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới.

Tỷ giá và giá vàng cùng tăng mạnh sau Tết Nguyên đán Vàng SJC biến động trái chiều, tỷ giá ngân hàng quay đầu giảm mạnh Tỷ giá lấy lại đà tăng, giá vàng vẫn "nóng" trước ngày vía Thần Tài

Nhận diện bức tranh nợ xấu có khả năng mất vốn của các ngân hàng

Kết quả kinh doanh quý 4/2024 cho thấy nợ có khả năng mất vốn toàn ngành ngân hàng tăng mạnh, trong đó, không loại trừ cả những “ông lớn” như BIDV, Vietcombank, VietinBank, MB,…

Thống đốc đề ra một loạt nhiệm vụ lớn cho ngành Ngân hàng năm 2025 Được kiến nghị can thiệp quản lý giá vàng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?