Tăng trưởng tín dụng của BVBank đạt gần 6% sau 6 tháng

Dư nợ tín dụng đến cuối tháng 6 của BVBank đạt hơn 53 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 5,9% so với đầu năm, tập trung chủ yếu cho nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hình minh họa, nguồn: BVBank.
Hình minh họa, nguồn: BVBank.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023 của Ngân hàng TMCP Bản Việt – BVBank cho thấy, tính đến 30/6/2023, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 81,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với đầu năm. Cho vay khách hàng đạt gần 53,9 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 5,9% so với cuối năm, trong đó, dư nợ cho vay nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng cao.

Tín dụng cho nhóm khách hàng thuộc các ngành như sửa chữa ô tô/mô tô, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ lưu trú/ăn uống, nông lâm nghiệp/thủy sản, sản xuất tiêu dùng - những ngành nghề có mức rủi ro thấp chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục dư nợ theo ngành của BVBank.

Tổng số dư huy động đến cuối tháng 6/2023 của BVBank đạt hơn 74,1 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cuối năm 2022. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt hơn 60,5 nghìn tỷ đồng, với cơ cấu hơn 80% tập trung ở các khách hàng nhỏ lẻ, tăng 1,36% so với cuối năm trước. Huy động vốn qua các kênh điện tử chiếm khoảng 30% trong tổng huy động vốn.

Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi (CASA) duy trì ổn định so với đầu năm. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức thấp 16,2% (so với mức 34% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước).

Về kết quả kinh doanh, mảng tín dụng vẫn đóng vai trò trụ cột khi mang về cho ngân hàng khoản lãi 653 tỷ đồng sau 6 tháng, tuy nhiên, con số ghi nhận này đã giảm 24% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước.

Ngân hàng cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, chất lượng tín dụng suy giảm kéo theo giảm lãi dự thu, đồng thời, ngân hàng cũng phải liên tục thực hiện hỗ trợ lãi suất, đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân phục hồi kinh tế trong khi chi phí huy động vốn chưa thể giảm tương ứng đã tác động đến lợi nhuận của BVBank.

Quảng cáo

Song song, trong 6 tháng đầu năm, BVBank mở rộng thêm 8 điểm kinh doanh, hệ thống ngân hàng tự động (CRM) cũng mở rộng với gần 30 điểm trên toàn quốc. Cùng với số lượng chi nhánh tăng lên, BVBank cũng tuyển thêm gần 300 nhân sự, nâng số lượng nhân sự cuối quý 2/2023 lên gần 2.700 người.

Việc tăng nhanh số lượng nhân sự, mở rộng mạng lưới chi nhánh, đầu tư tăng năng lực công nghệ để thực thi chiến lược bán lẻ đã đẩy chi phí hoạt động quý 2 của BVBank thêm 34% so với cùng kỳ 2022, lên hơn 350 tỷ đồng, nâng chi phí hoạt động lũy kế 6 tháng lên 646 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Chi phí dự phòng nửa đầu năm nay cũng tăng mạnh tới 59%, lên hơn 97 tỷ đồng.

Theo đó, kết thúc quý 2/2023, BVBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 13 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 39 tỷ đồng.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, BVBank đã báo cáo về việc triển khai kế hoạch tăng vốn 2022. Theo đó việc chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 15% và quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 4:1, dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2023.

Đồng thời, BVBank cũng đã được cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 10% và Phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động của Ngân hàng - ESOP với tổng giá trị phát hành tối đa theo mệnh giá là 150 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ trong năm 2024 lên 5.803 tỷ đồng.

Tháng 5 vừa qua, BVBank đã hoàn thành việc phân phối đợt 1 của phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Theo đó số lượng cổ phiếu phân phối thành công đợt 1 (tính đến ngày 8/5/2023) là hơn 52 triệu cổ phiếu trong tổng số hơn 92 triệu cổ phiếu dự kiến phát hành, giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu còn lại hơn 39,5 triệu cổ phiếu sẽ được phân phối tiếp trong đợt 2 với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phần và sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

Sau đợt phân phối này nâng tổng số vốn điều lệ dự kiến của ngân hàng lên 5.139 tỷ đồng.

Đến cuối năm nay, tổng tài sản ngân hàng dự kiến đạt 86,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10%, huy động vốn từ tổ chức kinh tế (không bao gồm các tổ chức tín dụng) và dân cư đạt hơn 69 nghìn tỷ đồng, tăng 16%; dư nợ cấp tín dụng đạt gần 60 nghìn tỷ đồng, tăng 12% (tốc độ tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào sự chấp thuận của NHNN); lợi nhuận trước thuế đạt 502 tỷ đồng, tăng 10%.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Chính phủ yêu cầu trình phương án chuyển giao GPBank, DongABank trước ngày 20/12

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương trình trước ngày 20/12/2024 phương án chuyển giao bắt buộc 02 ngân hàng kiểm soát đặt biệt còn lại, không để chậm trễ hơn nữa.

Chiến lược ngân hàng toàn cầu trước "cơn bão" thuế quan Mỹ Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 40 nghìn tỷ đồng khỏi hệ thống Điểm danh những ngân hàng tư nhân có hơn 10 triệu khách hàng hiện nay

Lãi suất huy động tiếp tục tăng giai đoạn cuối năm

Xu hướng tăng lãi suất huy động được dự kiến sẽ được tiếp tục duy trì cho tới tuối năm nay trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang tăng nhanh hơn gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của huy động vốn.

Kỳ vọng Mỹ hạ lãi suất, S&P 500 và Nasdaq lập kỷ lục mới Một ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt vừa tăng lãi suất tiết kiệm lên mức cao nhất hệ thống Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Sacombank chi hơn 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi

Từ ngày 09/12 đến hết ngày 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm thay lời cảm ơn đến tất cả các khách hàng đã tin tưởng, đồng hành nhân dịp kỷ niệm 3

Sacombank tiến tới hoàn thành đề án tái cơ cấu Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp