Tâm lý chốt lời tiếp tục chi phối, đối trọng từ VIC là chưa đủ

Hoạt động chốt lời nối tiếp và cũng đã ghi nhận nhiều cổ phiếu có biên độ giảm sâu hơn so với phiên hôm qua. Cổ phiếu VIC dù đã lấy lại đà tăng cũng không ngăn chặn được đà chốt lời lan rộng trên thị trường.

Định vị thị trường

Sau phiên phản ứng với số liệu vĩ mô từ nền kinh tế Trung Quốc, chứng khoán châu Á đã ghi nhận những nỗ lực cân bằng điểm số trở lại. Các chỉ số NIKKEI 225 (+0,87%), CSI 300 (+0,21%) đã tăng trở lại trong khi KOSPI (-0,14%), TWSE (-0,04%) cũng gần như không còn chịu nhiều áp lực.

tableindex108b-3425.png

Tuy nhiên, VN-Index lại không có phản ứng nhạy với các diễn biến của khu vực. Chỉ số đã giảm với biên độ lớn hơn các thị trường châu Á, qua đó mất hết thành quả của phiên tạo "gap" ngày 7/8 và một phần phiên giao dịch 4/8. Khu vực 1.210-1.210 đang là vùng hỗ trợ gần nhất và phản ứng của chỉ số sẽ giúp đánh giá thêm về sức khỏe của thị trường.

Chất xúc tác

So với phiên hôm qua, tỷ giá trung tâm đã giảm nhẹ 5 đồng xuống 23.826 VND/USD. Đây là diễn biến hạ nhiệt của đồng USD so với VND, tuy nhiên đà giảm vẫn chưa thể giúp giải tỏa bớt tâm lý thận trọng của dòng tiền trong nước.

Thanh khoản của HOSE đã có phiên thứ 3 liên tiếp thụt lùi, tổng giá trị giao dịch của sàn chỉ còn đạt hơn 20.000 tỷ đồng. Vai trò của tiền nội vẫn là chủ đạo bởi nhà đầu tư nước ngoài cũng chỉ đóng góp 5,7% cả 2 chiều mua/bán. Theo thống kê, khối này đã quay lại bán ròng 178 tỷ đồng trên HOSE.

Vận động nhóm ngành

Quảng cáo

Việc hụt thanh khoản là trạng thái chung của cả thị trường nhưng việc dòng tiền lớn giảm cường độ giao dịch tại VN30 lại càng cần được chú ý. Rổ này đã giảm quy mô phiên thứ 3 liên tiếp. So với phiên ngày 7/8, tổng giá trị giao dịch trong phiên ngày 10/8 đã giảm 45% xuống 6.713 tỷ đồng. Trong khi đó, mức giảm của toàn HOSE so với phiên 7/8 chỉ là 24%.

Về điểm số, VN30 cũng có mức giảm nhỉnh hơn so với VN-Index cho thấy sự kháng cự của thị trường chung trước đà giảm của các cổ phiếu lớn là không đáng kể.

Theo thống kê, VN30 có 24/30 mã giảm giá trong đó có những trường hợp như MSN (-5,7%), BID (-3,5%), GVR (-3,2%) đã mất hơn 3%. Cùng với đó là một loạt các mã như BCM, VRE, CTG, STB đã giảm trên 2%.

Dù VIC (+3,2%) đã có phiên tăng giá khẩn trương thì những áp lực của nhiều cổ phiếu lớn trên cũng rất khó để triệt tiêu.

Cả thị trường ghi nhận 69,5% mã giảm giá. Một số cổ phiếu còn phản ứng khá mạnh như GIL, APG giảm sàn, BAF, DBC, FRT, HAG giảm trên 3%.

Cơ hội giao dịch trở nên mỏng hơn và chỉ còn lại một số mã ở nhóm bất động sản đi ngược thị trường như VPH, TDH, QCG tăng trần, NVL tăng 3,5%, SCR tăng 3,33%.

Nếu thị trường chung không thể tìm lại sự cân bằng ở vùng 1.210-1.220 điểm, những mã trên cũng rất khó có thể duy trì được vận động này bởi tâm lý của các cổ phiếu bất động sản vẫn luôn mang tính thị trường rất cao.

vnindex108b-2095.png

Thử thách với cả thị trường chung vẫn chưa kết thúc khi VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất phiên, giảm 13,38 điểm (-1,08%) xuống 1.220,61 điểm. Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 20.231 tỷ đồng.

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng buộc phải đồng loạt giảm giảm, lần lượt mất 0,8% và 0,7%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 3.500 tỷ đồng.

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Sau kiểm toán, lợi nhuận ABBank giảm 10%

Lợi nhuận trước thuế sau kiểm toán của ABBank chỉ còn hơn 523 tỷ đồng, giảm 59 tỷ đồng, tương đương giảm 10% so với con số ngân hàng tự lập và giảm 22,9% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước.

Moody’s hạ bậc xếp hạng ABBank Một ngân hàng báo lợi nhuận quý II gấp gần 6 lần cùng kỳ 19 cổ đông sở hữu gần 67% vốn ABBank

Một số ngân hàng được nới “room” tín dụng

Ngân hàng nào có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 đã đạt từ 80% chỉ tiêu NHNN đã thông báo đầu năm 2024 sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên cơ sở điểm xếp hạng của TCTD.

“Tăng trưởng tín dụng 14-15%/năm là thách thức lớn” Thủ tướng chỉ đạo xây dựng sản phẩm tín dụng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng

Thủ tướng chỉ đạo xây dựng sản phẩm tín dụng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 27/8/2024 về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước.

“Tăng trưởng tín dụng 14-15%/năm là thách thức lớn” FiinRatings: Tín dụng tăng tốc báo hiệu thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ sôi động trở lại

Chủ tịch PGBank: Những thay đổi về nhân sự không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của PGBank

Theo ông Phạm Mạnh Thắng, Chủ tịch HĐQT PGBank, những biến động nhân sự thượng tầng trong thời gian qua của ngân hàng là do liên quan đến các bước chuyển đổi và tái cơ cấu theo đề án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Lộ diện 2 ứng viên dự kiến vào HĐQT của PGBank PGBank muốn chuyển trụ sở về Tòa nhà Thành Công Sau kiểm toán, lợi nhuận của PGBank giảm 21% PGBank ra sao hậu thay chủ mới?

Ngân hàng thương mại là động lực chính của thị trường TPDN

Theo FiinRatings, ngân hàng thương mại (NHTM) áp đảo thị trường sơ cấp với giá trị phát hành trong tháng 7 đạt hơn 27 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 87% tổng giá trị

Một công ty chứng khoán vừa phát hành thành công lô trái phiếu có giá trị nhỏ kỷ lục Công ty Điện mặt trời Trung Nam bị phạt vì không công bố thông tin trái phiếu