Tâm lý chốt lời tiếp tục chi phối, đối trọng từ VIC là chưa đủ

Hoạt động chốt lời nối tiếp và cũng đã ghi nhận nhiều cổ phiếu có biên độ giảm sâu hơn so với phiên hôm qua. Cổ phiếu VIC dù đã lấy lại đà tăng cũng không ngăn chặn được đà chốt lời lan rộng trên thị trường.

Định vị thị trường

Sau phiên phản ứng với số liệu vĩ mô từ nền kinh tế Trung Quốc, chứng khoán châu Á đã ghi nhận những nỗ lực cân bằng điểm số trở lại. Các chỉ số NIKKEI 225 (+0,87%), CSI 300 (+0,21%) đã tăng trở lại trong khi KOSPI (-0,14%), TWSE (-0,04%) cũng gần như không còn chịu nhiều áp lực.

tableindex108b-3425.png

Tuy nhiên, VN-Index lại không có phản ứng nhạy với các diễn biến của khu vực. Chỉ số đã giảm với biên độ lớn hơn các thị trường châu Á, qua đó mất hết thành quả của phiên tạo "gap" ngày 7/8 và một phần phiên giao dịch 4/8. Khu vực 1.210-1.210 đang là vùng hỗ trợ gần nhất và phản ứng của chỉ số sẽ giúp đánh giá thêm về sức khỏe của thị trường.

Chất xúc tác

So với phiên hôm qua, tỷ giá trung tâm đã giảm nhẹ 5 đồng xuống 23.826 VND/USD. Đây là diễn biến hạ nhiệt của đồng USD so với VND, tuy nhiên đà giảm vẫn chưa thể giúp giải tỏa bớt tâm lý thận trọng của dòng tiền trong nước.

Thanh khoản của HOSE đã có phiên thứ 3 liên tiếp thụt lùi, tổng giá trị giao dịch của sàn chỉ còn đạt hơn 20.000 tỷ đồng. Vai trò của tiền nội vẫn là chủ đạo bởi nhà đầu tư nước ngoài cũng chỉ đóng góp 5,7% cả 2 chiều mua/bán. Theo thống kê, khối này đã quay lại bán ròng 178 tỷ đồng trên HOSE.

Vận động nhóm ngành

Quảng cáo

Việc hụt thanh khoản là trạng thái chung của cả thị trường nhưng việc dòng tiền lớn giảm cường độ giao dịch tại VN30 lại càng cần được chú ý. Rổ này đã giảm quy mô phiên thứ 3 liên tiếp. So với phiên ngày 7/8, tổng giá trị giao dịch trong phiên ngày 10/8 đã giảm 45% xuống 6.713 tỷ đồng. Trong khi đó, mức giảm của toàn HOSE so với phiên 7/8 chỉ là 24%.

Về điểm số, VN30 cũng có mức giảm nhỉnh hơn so với VN-Index cho thấy sự kháng cự của thị trường chung trước đà giảm của các cổ phiếu lớn là không đáng kể.

Theo thống kê, VN30 có 24/30 mã giảm giá trong đó có những trường hợp như MSN (-5,7%), BID (-3,5%), GVR (-3,2%) đã mất hơn 3%. Cùng với đó là một loạt các mã như BCM, VRE, CTG, STB đã giảm trên 2%.

Dù VIC (+3,2%) đã có phiên tăng giá khẩn trương thì những áp lực của nhiều cổ phiếu lớn trên cũng rất khó để triệt tiêu.

Cả thị trường ghi nhận 69,5% mã giảm giá. Một số cổ phiếu còn phản ứng khá mạnh như GIL, APG giảm sàn, BAF, DBC, FRT, HAG giảm trên 3%.

Cơ hội giao dịch trở nên mỏng hơn và chỉ còn lại một số mã ở nhóm bất động sản đi ngược thị trường như VPH, TDH, QCG tăng trần, NVL tăng 3,5%, SCR tăng 3,33%.

Nếu thị trường chung không thể tìm lại sự cân bằng ở vùng 1.210-1.220 điểm, những mã trên cũng rất khó có thể duy trì được vận động này bởi tâm lý của các cổ phiếu bất động sản vẫn luôn mang tính thị trường rất cao.

vnindex108b-2095.png

Thử thách với cả thị trường chung vẫn chưa kết thúc khi VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất phiên, giảm 13,38 điểm (-1,08%) xuống 1.220,61 điểm. Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 20.231 tỷ đồng.

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng buộc phải đồng loạt giảm giảm, lần lượt mất 0,8% và 0,7%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 3.500 tỷ đồng.

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Sacombank chi hơn 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi

Từ ngày 09/12 đến hết ngày 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm thay lời cảm ơn đến tất cả các khách hàng đã tin tưởng, đồng hành nhân dịp kỷ niệm 3

Sacombank tiến tới hoàn thành đề án tái cơ cấu Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Ngày 02/12/2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ và hơn 500 đại biểu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển hoạt động xuất nhập khẩu

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 Cuộc đua tăng vốn của “giới buôn tiền”: Vietcombank trở lại ngôi vương, BIDV và VietinBank ‘ngậm ngùi’ xếp sau hai nhà băng tư nhân

VIS Rating: trong tháng 11/2024, 11% tổ chức phát hành có hồ sơ tín nhiệm ở mức “dưới trung bình”

Theo VIS Rating, ước tính có 11% tổ chức phát hành (TCPH) trong tháng 11/2024 có hồ sơ tín nhiệm ở mức “dưới trung bình” hoặc thấp hơn, nhưng vẫn cải thiện so với 10 tháng đầu 2024 ở mức 25%.

Doanh nghiệp liên quan Novaland chi 640 tỷ đồng tất toán trái phiếu trước hạn Hơn 2.400 tỷ đồng trái phiếu về HDBank trong tháng 11

Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1510/QĐ-TTg quy định về phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3.

Một ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức 20% Hơn 9.000 tỷ đồng gửi vào hệ thống ngân hàng mỗi ngày trong tháng 9 Một ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt vừa tăng lãi suất tiết kiệm lên mức cao nhất hệ thống

Eximbank sắp tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần hai

Eximbank dự kiến sẽ bầu bổ sung thành viên trong Ban kiểm soát nhiệm kỳ VII (2020-2025) và thông qua sửa đổi điều lệ ngân hàng tại Đại hội bất thường lần này.

Eximbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 18.700 nghìn tỷ đồng Eximbank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường, thông qua việc chuyển trụ sở ra Hà Nội