Tâm điểm chứng khoán: Thị trường khởi sắc, đã nên xem xét nhóm Bất động sản?

Thị trường đã có những tín hiệu tích cực khi tăng điểm trong 3 tuần liên tiếp. Nhiều cổ phiếu Bất động sản cũng đã khởi sắc và có những bước tiến khá nhanh cùng nhịp đập thị trường.

Trong 3 tuần tăng điểm liên tiếp của VN-Index, nhiều cổ phiếu Bất động sản đã hồi phục tích cực. Chúng tôi ghi nhận ý kiến một số chuyên gia đánh giá về xu hướng của nhóm cổ phiếu này và thị trường chung.

"Chưa vội xem xét đầu tư vào cổ phiếu Bất động sản"

Ông Trần Trương Mạnh Hiếu, Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam

Thị trường đang cho thấy nhiều tín hiệu tích cực về xu hướng phục hồi trong ngắn hạn khi có chuỗi 10 phiên tăng liên tiếp. Đặc biệt chỉ số vượt qua ngưỡng 1.050 điểm với khối lượng gia tăng. Đây là tín hiệu xác nhận cho xu hướng phục hồi. Tuy nhiên, sự phục hồi hiện tại vẫn chưa bền vững khi chỉ số tiếp cận vùng kháng cự mạnh 1.100-1.120 điểm, đây là vùng đỉnh cũ tháng 01/2023. Do đó, nếu không vượt được vùng này thì rất có thể rủi ro điều chỉnh sẽ quay trở lại.

Nhà đầu tư cũng cần lưu ý, trong quý 2 thị trường sẽ bước vào một giai đoạn quan trọng khi giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp sẽ cao kỷ lục trong giai đoạn từ tháng 06-09/2023.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam yếu hơn dự kiến có thể tạo ra áp lực không nhỏ lên thị trường tài chính.

Chỉ số PMI tháng 3 thấp hơn 50 cho thấy sự suy yếu trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam. Nhưng cần lưu ý rằng chỉ số này cũng thể hiện phần nào kỳ vọng tương lai của lĩnh vực sản xuất công nghiệp hay thuộc nhóm chỉ báo dẫn dắt (leadng indicators), nên nhà đầu tư chưa phản ứng ngay với thông tin xấu này.

Ngoài ra, lãi suất liên ngân tăng mạnh cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang bớt dồi dào hơn so với giai đoạn trước đặc biệt khi hoạt động vay cầm cố giấy tờ có giá đang được sử dụng trở lại bởi một số thành viên thị trường.

Đây là những thông tin cho thấy một số yếu tố vĩ mô đang có dấu hiệu xấu đi. Diễn biến này trái ngược với đà tăng của thị trường trong tuần vừa qua. Vì thế, có thể nhà đầu tư chưa phản ảnh những thông tin này vào giá.

Ở hiện tại, tình hình vĩ mô đang xấu đi khi số liệu quý 1/2023 được công bố bởi Tổng cục Thống kê cho thấy tăng trưởng kinh tế đang chậm lại khá nhiều. Chỉ số PMI chỉ còn dưới 50 thể hiện phần nào bức tranh này, và sự suy yếu của vĩ mô có thể kéo dài. Điều này có thể ảnh hưởng đến diễn biến của thị trường trong ngắn hạn, xu hướng tăng của thị trường có thể kết thúc khi có thêm nhiều thông tin xấu xuất hiện.

Về gói tín dụng Bất động sản quy mô 120.000 tỷ đồng, sẽ tập trung chủ yếu vào nhà ở xã hội. Do đó, gói này sẽ tác động động mạnh đến nhóm doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.

Quảng cáo

Nếu được triển khai các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên do quy mô của gói tín dụng lớn, nên các doanh nghiệp chưa làm nhà ở xã hội có thể không nhận được hỗ trợ từ gói này. Điều này có thể tạo sức ép buộc các doanh nghiệp này cũng phải phát triển các dự án nhà ở xã hội nếu không muốn phải đứng ngoài cuộc. Việc này vô hình chung sẽ làm thay đổi cấu trúc ngành bất động sản.

Hiện vẫn chưa phải thời gian xem xét đầu tư nhóm này do các đợt đáo hạn trái phiếu vẫn còn đang ở phía trước và hiện gói nhà ở xã hội vẫn chưa được triển khai.

"Giữ sự lạc quan ở mức vừa phải, khó khăn với nhóm Bất động sản có thể chưa qua"

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP.HCM, Công ty Chứng khoán DSC

Chúng ta đang ở trong một thời điểm với nhiều kỳ vọng từ sự đảo chiều của chính sách tiền tệ, sự nỗ lực của chính sách tài khóa và kỳ vọng những thay đổi lớn về hành lang pháp lý. Tất cả những điều đó tạo sự hưng phấn trong ngắn hạn. Ở đây, không chỉ là chính sách tiền tệ như chúng ta hay nhắc mà còn là sự cố gắng thay đổi ở hành lang pháp lý. Gần đây, hành lang pháp lý cũng được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho các thị trường tâm điểm là Trái phiếu và Bất động sản. Có thể kể đến là Nghị quyết 33 về thị trường BĐS, Nghị định 08 về TPDN, Sửa đổi Thông tư 16 hay mới đây nhất là Nghị định 10 - Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Đó mới chỉ là những thay đổi nhỏ, theo quan điểm của tôi, năm 2023 sẽ là năm đáng chờ đợi của những thay đổi lớn trong hệ thống quy định Pháp luật và tâm điểm sắp đến là kỳ họp Quốc Hội tháng 5, với những sự thay đổi rất lớn. Mỗi sự thay đổi đều mang đến những kỳ vọng mới, tạo hành lang pháp lý chuẩn mực, thuận lợi hơn cho các ngành nghề kinh doanh.

Tuy nhiên chúng ta cũng không được phép quên rằng, nền kinh tế vẫn, đã và đang đối mặt với rất nhiều thách thức, được thể hiện rất rõ qua số liệu vĩ mô Quý 1 vừa qua. Đó là còn chưa kể đến những ẩn số từ thị trường thế giới.

Đối với tôi, năm 2023 là năm nhiều cơ hội, đặc biệt càng về giai đoạn cuối năm. Tuy nhiên ở mỗi thời điểm, cần giữ sự lạc quan ở mức vừa phải và không kỳ vọng quá cao ở thời điểm hiện tại.

Đối với diễn biến trong ngắn hạn, thị trường khả năng vẫn sẽ diễn biến tích cực, rủi ro không quá cao. Ngưỡng kháng cự 1.080-1.085 có cơ hội được kiểm định lại trong tuần này và hoàn toàn có thể được chinh phục, trong kịch bản đó, kháng cự tiếp theo ở vùng quanh 1.120. Vùng hỗ trợ quan trọng hiện tại là quanh 1.050-1.060 điểm và là vùng đệm trong kịch bản xấu.

Việc thông qua gói tín dụng quy mô 120 ngàn tỷ đồng một lần nữa thể hiện quan điểm theo hướng hỗ trợ nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại (số liệu vĩ mô quý 1). Tất nhiên việc áp dụng vào thực tiễn và giải ngân được bao nhiêu trong số đó sẽ cần được lưu ý.

Đối với nhóm cổ phiếu Bất động sản (BĐS), khó khăn thực sự có thể vẫn chưa qua. Do đó sóng hồi mạnh hiện tại do các chính sách hỗ trợ có thể là sóng đầu tiên, sau đó cần thời gian tích lũy, phân hóa. Có thể giai đoạn cuối năm nay hoặc đầu năm sau, mới có sóng cơ bản thực sự của nhóm ngành này, khi ngành BĐS có thể dần thoát đáy.

Rủi ro đáo hạn trái phiếu không quá lớn. Thị trường đã chuẩn bị tâm thế cho điều này, thậm chí nhiều doanh nghiệp (cả DN BĐS) có những đợt dứt khoát mua lại trái phiếu trước hạn.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp.

Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại Lãi suất ngân hàng HDBank mới nhất tháng 11/2024: Gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ

Chính sách tăng thuế thương mại của ông Trump có thể tác động lên các nền kinh tế xuất khẩu như Việt Nam, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến lĩnh vực ngân hàng qua bốn yếu tố: tăng trưởng tín dụng, lãi suất, tỷ lệ nợ xấu, và lợi nhuận trước thuế.

Đồng USD lên cao nhất 4 tháng, Bitcoin tiến sát mốc 90.000 USD: Hàng loạt tài sản thăng hoa chưa từng có sau khi ông Trump giành chiến thắng Dragon Capital đánh giá toàn diện tác động của việc ông Trump tái đắc cử đến chứng khoán Việt Nam

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngày 12/11/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Công nghệ KiotViet (KiotViet) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.

Hai cổ đông nắm gần 96% vốn BIDV BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên

Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến hết quý III/2024

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2024 được 29 ngân hàng đã công bố (không bao gồm Agribank), tổng tài sản của các ngân hàng này đạt hơn 16,2 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2023. Trong đó, 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, gồm: BID

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh: Loạt cổ phiếu tăng vọt sau "tin vui" cổ tức, một mã bứt phá 82% sau một tuần