“Sẽ tạo điều kiện cho ngành bất động sản tăng trưởng, phát triển ổn định”

Đây là khẳng định của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tại Hội nghị Tín dụng Bất động sản tổ chức sáng nay (8/2).

“Thị trường bất động sản đang rất khó khăn”

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp bất động sản (BĐS) giải thể trong năm 2022 là gần 1.200 doanh nghiệp, tăng 38,7% so với năm 2021.

Theo đánh giá của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), 2022 là năm khó khăn khắc nghiệt nhất đối với tất cả doanh nghiệp BĐS. Trong khi, kinh doanh BĐS là một trong “21 ngành kinh tế cấp 1” quan trọng nhất của nền kinh tế của nước ta, nên thị trường này gặp khó khăn thì tác động bất lợi dây chuyền lan sang nhiều lĩnh vực kinh tế và cả vấn đề đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho người yếu thế trong xã hội.

Chủ tịch HoREA cho biết, nhiều doanh nghiệp BĐS đã phải quyết liệt tái cấu trúc, tái cơ cấu đầu tư, thay đổi phương án kinh doanh, phải dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công dự án, dừng IPO; phải thu hẹp quy mô sản xuất, chuyển nhượng bớt dự án nhưng vẫn không tìm được nhà đầu tư; phải cắt giảm nhân lực, thậm chí có đơn vị giảm đến 50% số lao động, giảm lương từ 30-50%.

“Nhiều doanh nghiệp bất động sản tuy có tổng tài sản có giá trị lớn và đã thực hiện nhiều biện pháp giảm sâu giá bán, tăng chiết khấu đến 45-50% nhưng vẫn rất khó bán được hàng vì hầu như không có người mua nên doanh nghiệp thiếu tiền mặt, âm dòng tiền, bị thiếu thanh khoản nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng “chết trên đống tài sản””, ông Châu cho biết.

Theo đó, Chủ tịch HoREA cho rằng, năm 2023 là năm “quyết định sống, còn” đối với các doanh nghiệp BĐS nếu không được hỗ trợ giải quyết “nút thắt” về dòng tiền để đảm bảo tính thanh khoản thì sẽ cực kỳ khó khăn.

“Sẽ tạo điều kiện để ngành phát triển”

Về phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, Nhà điều hành luôn theo dõi chặt chẽ diễn biến tín dụng BĐS và điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), tín dụng với mục tiêu vừa đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường.

Quảng cáo

Cập nhật số liệu mới nhất, lãnh đạo NHNN cho biết, dư nợ tín dụng BĐS đến cuối năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24,27% so với cuối năm 2021, là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế, mức cao nhất trong 5 năm qua.

Trong đó, tín dụng chủ yếu tập trung vào nhu cầu tiêu dùng, tự sử dụng. Cụ thể, kinh doanh BĐS tăng 11,5% chiếm tỷ trọng 31,28%; dư nợ tín dụng tiêu dùng/tự sử dụng tăng 31,1% chiếm tỷ trọng 68,72%.

Theo phân khúc, dư nợ cho nhu cầu nhà ở chiếm 62,19%, quyền sử dụng đất chiếm 20,66%, khu công nghiệp và khu chế xuất 2,67%, nhà ở nhà hội 0,71%, khác là 13,77%.

Như vậy, có thể thấy hiện nay các TCTD vẫn cấp tín dụng cho lĩnh vực BĐS với mức tăng trưởng cao và đang có dư nợ lớn. Đối với các dự án, phương án vay vốn khả thi thì được TCTD cho vay theo đúng quy định.

Trong thời gian tới, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp BĐS, tổ chức, cá nhân khi tiếp cận tín dụng, góp phần phát triển thị trường BĐS lành mạnh trên cơ sở đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, lãnh đạo NHNN cho biết, sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành, lĩnh vực kinh tế trong đó có lĩnh vực bất động sản tăng trưởng, phát triển ổn định, bền vững theo đúng các chủ trương định hướng của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, NHNN cũng khẳng định, sẽ tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật tín dụng và hoạt động ngân hàng phù hợp với tình hình thực tiễn để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng trong đó có lĩnh vực BĐS.

Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế trong đó có lĩnh vực bất động sản, tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án, phương án vay vốn khả thi, đảm bảo tính pháp lý, các dự án có khả năng hoàn thành, sớm đi vào sử dụng, có khả năng tiêu thụ tốt, trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở. Tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng tín dụng, không nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.

Lãnh đạo NHNN cũng nhấn mạnh, sẽ tiếp tục chỉ đạo TCTD kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc BĐS cao cấp đang dư thừa nguồn cung; kinh doanh có tính đầu cơ, làm giá, lũng đoạn thị trường; kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của TCTD,..., đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Đồng thời, rà soát và phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường BĐS phát triển bền vững đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của các TCTD, Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản Hồ Chí Minh, khó khăn vướng mắc của thị trường BĐS tập trung chủ yếu ở các vấn đề về thủ tục pháp lý (chiếm 70% khó khăn, vướng mắc của thị trường), trình tự thủ tục đầu tư, về nguồn vốn trái phiếu. Do đó, để tháo gỡ các khó khăn, góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, rất cần sự quan tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp từ phía các Bộ, ngành liên quan và doanh nghiệp.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

TPBank: Dấu ấn số hoá trong kết quả tăng trưởng mạnh mẽ năm 2024

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, đánh dấu một năm tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi.

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững TPBank: Nhắm vào nhà, xe và tăng trưởng vượt ngành TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống

Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua

Nhờ ưu điểm tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng với mọi nhu cầu một điểm chạm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, các hệ sinh thái doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng toàn c

Cổ đông ngoại muốn bán 8 - 9% vốn Techcombank Giải chạy Marathon Quốc tế do Techcombank đồng hành có tiếp tục được mong đợi?

BVBank ra mắt game Tết "Săn Linh Giáp - Mở Tết Chill", cùng nhiều quà tặng và ưu đãi hấp dẫn

Với mong muốn kề vai cùng khách hàng mở một năm mới như ý, trọn đầy an nhiên, BVBank tiếp tục triển khai game Tết “Săn Linh Giáp - mở Tết chill” cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.

BVBank tung nhiều ưu đãi cho khách hàng vay tiêu dùng cuối năm BVBank triển khai QR tại Lào - gia tăng tiện ích thanh toán không tiền mặt đến khách hàng

Tất bật kinh doanh cuối năm, tiểu thương an tâm với giải pháp tài chính từ BVBank

Cận Tết Nguyên đán luôn là thời điểm bận rộn nhất đối với các tiểu thương khi nhu cầu mua sắm tăng cao đột biến. Trước áp lực phải quản lý hàng hóa, doanh thu trong mùa cao điểm, BVBank mang đến những giải pháp tài chính thông minh cho các tiểu thương.

Mở năm Như ý - BVBank gửi tặng hàng ngàn quà tặng và ưu đãi tới khách hàng BVBank tung nhiều ưu đãi cho khách hàng vay tiêu dùng cuối năm

Hé lộ nhiều ngân hàng lợi nhuận tỷ đô

Những ngân hàng đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024 với những chuyển biến rất tích cực, đáng chú ý có nhà băng ghi nhận lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra với mức lãi kỷ lục vượt 1 tỷ USD.

Công ty chứng khoán liên kết ngân hàng tư nhân sẽ dẫn đầu ngành về tăng trưởng lợi nhuận trong 2025 Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh

Phó Tổng giám đốc VIB muốn mua vào 2 triệu cổ phiếu

Hiện ông Minh đang sở hữu 4,4 triệu cổ phiếu VIB, tương đương 0,147% vốn. Nếu giao dịch thành công, số cổ phiếu ông Minh sở hữu dự kiến sẽ tăng lên 6,4 triệu cổ phiếu, chiếm 0,214%.

Các quỹ mua nhiều nhất VPB, HVN, VIB trong tháng 10/2024 Phó Tổng Giám đốc VIB đăng ký mua 12 triệu cổ phiếu, con gái Chủ tịch Bac A Bank muốn bán hơn 3,7 triệu cổ phiếu

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng

Năm 2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tạo nên “cú hích” ngoạn mục khi lần đầu tiên ghi tên mình vào câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng. Kết quả này không chỉ là con số biết nói về sức khỏe tài chính của ngân hàng, mà còn cho thấy tầm nhìn đúng đắn, chiến lược kinh doanh sắc bén và khả năng thích ứng linh hoạt trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) thưởng 2 tỷ đồng nếu đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng tối nay LPBank trao thưởng 5 tỷ đồng, đồng hành cùng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam đăng quang ngôi vô địch Đông Nam Á LPBank thôi phân công nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Hoàng Văn Phúc