Ngân hàng lo ngại rủi ro tín dụng bất động sản và chứng khoán

Hai lĩnh vực được dự báo vẫn tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán.

Mặt bằng rủi ro tín dụng tổng thể vẫn tăng lên nhưng tốc độ đã chậm lại

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả cuộc điều tra xu hướng tín dụng được tiến hành từ ngày 5/12/2022 đến 15/12/2022 .

Kết quả điều tra cho thấy, nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2022 được nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) nhận định “tăng” cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2022 và cao hơn cùng kỳ các năm 2020-2021, nhưng vẫn thấp hơn so với 6 tháng cuối năm 2019 - thời kỳ trước dịch bệnh COVID-19.

Tính chung trong năm 2022, các TCTD nhận định, nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng tăng cao hơn so với năm 2021 nhưng chưa đạt mức kỳ vọng và dự báo tiếp tục “tăng” trong 6 tháng đầu năm 2023 và cả năm 2023 đối với tất cả các lĩnh vực, đối tượng, loại tiền và kỳ hạn; trong đó dự báo nhu cầu tín dụng ngắn hạn “tăng” cao hơn trung và dài hạn; nhu cầu vay vốn VND “tăng” cao hơn ngoại tệ.

Trong các lĩnh vực cho vay cụ thể, lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo; Kinh doanh xuất, nhập khẩu; Mua nhà để ở; Đầu tư ngành dịch vụ logistics; Đầu tư ngành vận tải, kho bãi là 5 lĩnh vực có số lượng TCTD đánh giá nhu cầu tín dụng “tăng” nhiều nhất trong năm 2022. Đáng chú ý, nhu cầu tín dụng đầu tư, kinh doanh du lịch được đánh giá đã phục hồi mạnh trở lại trong năm 2022.

Sang năm 2023, công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là lĩnh vực có số lượng TCTD dự báo nhu cầu tín dụng “tăng” nhiều nhất, xếp thứ 2 là lĩnh vực xây dựng thay vì lĩnh vực mua nhà để ở ghi nhận tại kỳ điều tra tháng 6/2022, tiếp theo là lĩnh vực đầu tư vận tải kho bãi và kinh doanh xuất nhập khẩu.

Tương tự năm 2021-2022, dự kiến trong nửa đầu năm 2023 và cả năm 2023, diễn biến tăng trưởng kinh tế; cơ hội đầu tư, xuất, nhập khẩu thay đổi; diễn biễn lãi suất; thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của khách hàng, chất lượng phục vụ cải thiện và thay đổi lãi suất cho vay của TCTD là những nhân tố được nhiều TCTD dự báo ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng nhu cầu tín dụng của nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Bên cạnh các nhân tố trên, nhân tố cải tiến sản phẩm cho vay của đơn vị được nhận định và dự kiến tác động nhiều nhất đến sự gia tăng nhu cầu vay vốn của nhóm 2 khách hàng cá nhân trong năm 2022 và cả năm 2023.

Quảng cáo

Chỉ có 3-6% TCTD nhận định nhu cầu tín dụng suy giảm, điều này là do nhân tố diễn biến lãi suất và diễn biến thị trường bất động sản, khác với năm 2021 khi nhân tố diễn biến tăng trưởng kinh tế và cơ hội đầu tư, xuất nhập khẩu thay đổi được nhiều TCTD nhận định tác động tiêu cực nhất đến nhu cầu tín dụng.

Trong 6 tháng cuối năm 2022 và cả năm 2022, mặt bằng rủi ro tín dụng tổng thể được các TCTD nhận định vẫn tăng ở hầu hết các lĩnh vực nhưng tốc độ tăng đã chậm lại. Rủi ro tín dụng của các khoản vay đầu tư kinh doanh bất động sản có tỷ lệ TCTD đánh giá “tăng” cao nhất, tiếp theo là rủi ro tín dụng đầu tư kinh doanh chứng khoán, trong khi rủi ro tín dụng của khoản vay đầu tư ứng dụng công nghệ cao có tỷ lệ TCTD đánh giá “tăng”, thấp hơn so với các lĩnh vực khác; chỉ riêng các khoản tín dụng phát triển nông, lâm, thủy sản là được nhận định rủi ro giảm trong 6 tháng cuối năm 2022.

Các TCTD đánh giá rủi ro tín dụng đối với các khoản vay ngắn hạn có tốc độ tăng chậm hơn so với rủi ro tín dụng của các khoản vay trung và dài hạn.

Sẽ thắt chặt tín dụng với bất động sản và chứng khoán

Dự báo 6 tháng tới và năm 2023, các TCTD quan ngại mặt bằng rủi ro tín dụng tổng thể tiếp tục tăng nhẹ ở hầu hết các lĩnh vực ngoại trừ một số lĩnh vực cho vay phát triển nông, lâm, thủy sản, cho vay đầu tư ứng dụng công nghệ cao, cho vay đầu tư công nghiệp hỗ trợ, cho vay công nghiệp chế biến chế tạo được kỳ vọng rủi ro giảm.

Hai lĩnh vực được dự báo vẫn tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán.

Trong 6 tháng cuối năm 2022, các TCTD cho biết tiếp tục “nới lỏng” nhẹ tiêu chuẩn tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, nhưng giữ “không đổi” tiêu chuẩn tín dụng đối với lĩnh vực “Đầu tư, kinh doanh du lịch”; “thắt chặt” nhẹ tiêu chuẩn tín dụng đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp và tiếp tục “thắt chặt” hơn tiêu chuẩn tín dụng đối với lĩnh vực “Đầu tư kinh doanh chứng khoán”, “Đầu tư kinh doanh bất động sản”, “Kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm”.

Chuyển sang 6 tháng đầu năm 2023 và cả năm 2023, 61,6%- 64,6% TCTD dự kiến giữ nguyên tiêu chuẩn tín dụng, chỉ có 19,2%-20,2% TCTD dự kiến “thắt chặt nhẹ” tiêu chuẩn tín dụng tổng thể của đơn vị mình, tuy nhiên mức độ thắt chặt đã giảm so với 6 tháng cuối năm 2022 và cả năm 2022, đồng thời có 16,2-17,2% TCTD dự kiến “nới lỏng”.

Dự kiến “thắt chặt” chủ yếu diễn ra ở lĩnh vực “Cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản”, “Cho vay kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm”, khoản vay trung, dài hạn và khoản vay bằng ngoại tệ.

Theo nhận định của các TCTD, nguyên nhân chủ yếu là do “Mức độ rủi ro của thị trường” tăng lên (“Rủi ro từ phía khách hàng”; “Rủi ro ngành nghề”) cùng với những thách thức về triển vọng kinh tế.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến hết quý III/2024

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2024 được 29 ngân hàng đã công bố (không bao gồm Agribank), tổng tài sản của các ngân hàng này đạt hơn 16,2 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2023. Trong đó, 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, gồm: BID

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh: Loạt cổ phiếu tăng vọt sau "tin vui" cổ tức, một mã bứt phá 82% sau một tuần

Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB ngay trong tháng 12

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại; hoàn thiện phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong tháng 12 năm 2024.

“Vụ việc SCB không thuộc phạm vi của kiểm toán nhà nước” Đình chỉ 4 cán bộ kiểm toán Deloitte Việt Nam liên quan vụ SCB

Ngân hàng Nhà nước ban hành một loạt quyết định về lãi suất tiền gửi

Nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các Thông tư quy định về lãi suất tiền gửi, ngày 01/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các Quyết định 2410/QĐ-NHNN và 2411/QĐ-NHNN quy định về lãi suất tiền gửi trong đó chỉnh sửa căn cứ pháp lý ban hành và không thay đổi các mức lãi suất tiền gửi.

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất? Nhân viên ngân hàng nào có thu nhập cao nhất?

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua