Sắp diễn ra Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về Blockchain tại Việt Nam

Hội nghị thượng đỉnh Blockchain Việt Nam 2022 dự kiến diễn ra vào 19-20/10 tới, trễ khoảng 3 tháng so với kế hoạch được Ban tổ chức công bố trước đó.

Theo công bố, Hội nghị thượng đỉnh Blockchain Việt Nam 2022 sẽ diễn hai ngày 19-20/10 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia; sau 5 tháng được Ban tổ chức hoàn thiện công tác chuẩn bị.

Chiều 11/10, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) và Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức buổi họp báo công bố những thông tin chính thức về Hội nghị thượng đỉnh Blockchain Việt Nam 2022 (Vietnam Blockchain Summit 2022) - sự kiện quy mô nhất về Blockchain được bảo trợ bởi Ban cơ yếu Chính phủ vào giữa tháng 10 tới.

Đơn vị tổ chức cho biết, tại Hội nghị Thượng đỉnh Blockchain Việt Nam 2022, bên cạnh các chương trình phổ cập kiến thức về công nghệ Blockchain, Hội nghị cũng sẽ mở rộng, đào sâu các câu chuyện về ứng dụng công nghệ Blockchain, bản chất và các giá trị của các nền tảng công nghệ Blockchain phổ biến...

Theo đó, các chuyên gia, lập trình viên sẽ được tiếp cận các kinh nghiệm phát triển, tích hợp, và thậm chí một số chương trình, workshop huấn luyện phát triển công nghệ blockchain cho các lập trình viên như của: NEAR, OKChain, PolkaDOT…

79a76fa608c6731de1ef5a5228fcb954-1578.jpg Họp báo cung cấp thông tin chính thức về Hội nghị thượng đỉnh Blockchain Việt Nam 2022. Ảnh: Tuấn Việt

Nhiều chuyên gia nhận định, Việt Nam có lợi thế rất lớn về nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin (CNTT). Với nhân lực trẻ, chất lượng cao, việc tiếp cận các công nghệ mới được đánh giá là rất nhanh.

Đồng thời, Việt Nam được xem là quốc gia có mức độ chấp nhận khá cao với các giao dịch tài sản số. Theo báo cáo Global Crypto Adoption Index) 2021, Việt Nam đã tăng trưởng 881% so với năm trước để xếp thứ nhất trên tổng số 154 quốc gia ở bảng xếp hạng này.

Theo Chainalysis, từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022, các hoạt động giao dịch tài sản số ở Việt Nam về giá trị lên tới 112, 6 tỷ USD, vượt trên cả Singapore (101 tỷ USD). Một báo cáo của Tripple A cho thấy, Việt Nam có đến gần 6 triệu người sở hữu loại tài sản này.

Quảng cáo

Tuy nhiên, việc đào tạo nhận thức và nguồn nhân lực phát triển Blockchain tại Việt Nam một cách bài bản mang tính chiến lược thì đang bị bỏ ngỏ...

HackerRank đánh giá Việt Nam xếp thứ 23 về chất lượng nguồn nhân lực, nhưng là điểm đến tốt thứ 2 về tìm kiếm nhân sự trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, nhân sự Blockchain đang rất hiếm và được trả lương cao gấp nhiều lần kỹ sư công nghệ. Do đó, nếu nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực này Việt Nam sẽ có lợi thế lớn trong cuộc đua công nghệ Blockchain.

Quy mô thị trường Blockchain Việt Nam dự kiến đạt gần 2,5 tỷ USD vào năm 2026

Theo báo cáo của Grand View Research, quy mô thị trường công nghệ Blockchain toàn cầu được định giá 5,92 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 85,9% từ năm 2022-2030.

Trong khi đó, tại Việt Nam, theo báo cáo của MarketsandMarkets, thị trường liên quan đến Blockchain tại Việt Nam dự kiến đạt giá trị gần 2,5 tỷ USD vào năm 2026, tăng gấp 5 lần quy mô so với năm 2021.

Đáng chú ý, trong số top 200 công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên công nghệ Blockchain trên thế giới, có 7 doanh nghiệp do người Việt Nam thành lập.

Việt Nam cũng là 1 trong 5 quốc gia đi đầu về Blockchain, hiện có hơn 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo người Việt Nam trong lĩnh vực Blockchain có vốn hóa trên 100 triệu USD và đã xuất hiện những startup "kỳ lân" của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Những năm trước, xu hướng thị trường tập trung vào tài chính phi tập trung (DeFi) và các trò chơi trực tuyến (GameFi). Tuy nhiên, trong năm 2022, thị trường Blockchain toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đang chuyển hướng mạnh mẽ sang sáng tạo các nền tảng công nghệ Blockchain phục vụ các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác. Đây được đánh giá là sự chuyển dịch mang tính bền vững trong giai đoạn tới.

Theo công bố, tại sự kiện Vietnam Blockchain Summit 2022, Ban tổ chức đã mời những tên tuổi hàng đầu trên thế giới tới Việt Nam như: FTX, OKChain, DFG, BNBChain, NEAR, FioProtocol… và những doanh nghiệp lớn như FPT, Kyber Network, Sky Mavis, Kardiachain, LaunchZone... để chia sẻ kinh nghiệm, định hướng và giá trị về việc phát triển các nền tảng Blockchain cho các ngành: Tài chính, nông nghiệp, tài nguyên môi trường, giáo dục và đào tạo…

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Xác định được đối tượng tấn công Kyber Elastic lấy đi 47 triệu USD

Ngày 03/02, đối tượng tấn công Kyber Elastic lấy đi 47 triệu USD đã được Toà án Liên bang ở Brooklyn, Hoa Kỳ công bố. Giám đốc điều hành Kyber Elastic đã gửi lời cảm ơn sự phối hợp điều tra truy vết của các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là Hiệp hộ

Chủ tịch Chứng khoán VNDIRECT viết tâm thư gửi nhà đầu tư sau sự cố bị tấn công mạng Hãng tin AFP bị tấn công mạng

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

One Mount Group nhận nhiệm vụ xây dựng mạng Blockchain Layer 1 “Make in Vietnam”

Công ty CP One Mount Group - Thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cam kết đầu tư 200 - 500 triệu USD để làm chủ công nghệ chuỗi khối nền tảng và triển khai mạng blockchain Layer 1, nhằm xây dựng hạ tầng chuỗi khối quốc gia, bao gồm mạng Blockchain

Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai Ông Phan Đức Trung làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Nóng các từ khóa "phạt nguội", "nghị định 168"

Báo cáo mới đây của Cốc Cốc đã phân tích mức độ quan tâm của người dùng internet đối với Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ Năm 2025 sẽ khởi công 10 dự án giao thông lớn tại Tp.HCM

"Ông lớn" công nghệ Meta gặp rắc rối tại Mỹ

Quyết định về việc chấm dứt chương trình kiểm chứng thông tin của bên thứ ba tại Mỹ của Meta (công ty mẹ của Facebook) đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các nhà nghiên cứu và chuyên gia.

Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI