Quyết định hạ mạnh sản lượng dầu của Saudi Arabia hết tác dụng?

Sau khi tăng nhẹ trong phiên ngày thứ Hai, sang phiên ngày thứ Ba, giá dầu đã giảm trở lại.

Giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba bởi những nỗi lo liên quan đến khả năng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xấu đi sẽ làm suy giảm nhu cầu năng lượng. Nhà đầu tư không còn quá quan tâm đến cam kết của Saudi Arabia trong việc tăng cường giảm sản lượng.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai hạ 42 cent tương đương 0,6% xuống 76,29USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai hạ 41 cent tương đương 0,6% xuống 71,74USD/thùng.

Trước đó trong ngày thứ Hai, giá dầu tăng sau khi Saudi Arabia khẳng định vào cuối tuần qua rằng nước này sẽ giảm sản lượng xuống còn 9 triệu thùng/ngày từ mức 10 triệu thùng/ngày trước đó vào tháng 5/2023. Saudi Arabia, nước sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, cũng đã nâng giá bán dầu sang châu Á.

Các chuyên gia phân tích thuộc Citigroup trong nghiên cứu mới công bố nhấn mạnh việc Saudi Arabia cắt giảm sản lượng nhiều khả năng sẽ không thể đẩy giá dầu tăng bền vững lên ngưỡng 80 hoặc 90USD/thùng do nhu cầu yếu, nguồn cung của nhóm nước ngoài OPEC tăng mạnh, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chững lại và khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ và châu Âu.

Đồng USD tăng lên ngưỡng cao nhất trong hơn 1 tháng so với các đồng tiền trong giỏ tiền tệ sau khi vào ngày 31/5/2023 chạm ngưỡng cao nhất trong 10 tuần bởi nhà đầu tư cân nhắc đến những dấu hiệu cho thấy liệu Fed có nâng hoặc giữ lãi suất ổn định trong tháng 6/2023.

Đồng USD mạnh có thể gây tổn hại đến nhu cầu dầu bởi nó khiến cho loại nhiên liệu này trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.

Dấu hiệu kinh tế Mỹ yếu đi ngày một nhiều khi mà vào ngày thứ Năm, các chỉ số mới công bố cho thấy lĩnh vực dịch vụ của Mỹ tăng trưởng rất thấp trong tháng 5/2023 khi mà số lượng đơn hàng mới giảm sâu.

Quảng cáo

Vào cuối tuần qua, Saudi Arabia đã cắt giảm khoảng 10% sản lượng để đẩy giá dầu tăng lên, tuy nhiên theo phân tích của nhiều chuyên gia, cái mà Saudi Arabia thu về có thể không được như kỳ vọng, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Trong bối cảnh xuất hiện nhiều cảnh báo về việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và liên minh (OPEC+) sẽ có thể lại cắt giảm sản lượng, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman vào ngày Chủ Nhật thông báo rằng nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới sẽ giảm sản lượng dầu 1 triệu thùng/ngày ngay từ tháng 7/2023 sau khi nhiều nước thành viên khác từ chối giảm sản lượng.

OPEC+ sản xuất ước tính khoảng nửa tổng sản lượng dầu của thế giới. Việc cắt giảm sản lượng được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo lắng về khả năng kinh tế toàn cầu tăng trưởng chững lại có thể gây tổn hại đến nhu cầu năng lượng.

Một số quan chức Saudi Arabia có hiểu biết về vụ việc thừa nhận rằng trong ngày thứ Hai giá dầu đã không tăng như kỳ vọng của Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, người đã lên tiếng độc lập bảo vệ quyết định giảm sản lượng và phản đối những nhà đầu tư bán khống trên thị trường năng lượng.

Những tháng gần đây, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia đã không ngừng lên tiếng phản đối những người bán khống trên phố Wall bởi việc các nhà đầu tư này không ngừng bán khống sẽ khiến cho giá dầu hạ sâu. Cuối tháng 5/2023, ông cảnh báo những nhà đầu tư bán khống nên dè chừng, điều này được coi như thông điệp cho thấy OPEC+ có thể sẽ giảm sản lượng trong cuộc họp ngày 4/6/2023.

Sau quyết định mới nhất, sản lượng dầu của Saudi Arabia dự kiến sẽ chỉ còn lại 9 triệu thùng/ngày, ngưỡng thấp nhất tính từ tháng 6/2021 và thấp hiếm thấy trong 10 năm trở lại đây, điều này cho thấy rõ ràng Saudi Arabia đang sẵn sàng hy sinh thị phần để vực dậy giá cả. Quyết định này có thể khiến cho Saudi Arabia phải trả giá bởi mức độ tăng của giá dầu cho đến hiện tại sẽ không bù được cho việc doanh thu sụt giảm do việc mất thị phần khi sản lượng giảm.

Đồng thời Saudi Arabia có thể đương đầu với kịch bản mất thị phần tại một số thị trường chủ chốt ví như Trung Quốc về tay Các tiểu vương quốc Arab thống nhất hoặc Nga, hai nước này vẫn tiếp tục cung rất nhiều dầu giá rẻ ra thị trường bất chấp việc đã từng tuyên bố sẽ không làm như vậy. Cả UAE và Nga đều phản đối việc cắt giảm sản lượng, họ khẳng định đã hài lòng với mức giá hiện tại, phái đoàn của OPEC nhấn mạnh trong ngày Chủ Nhật.

Theo các dữ liệu công bố trong quá khứ, các thành viên thuộc OPEC+ thường không công bố đầy đủ các dữ liệu liên quan đến sản xuất. Một số nước thành viên của OPEC tại châu Phi mới đây cho biết họ không có kế hoạch thực hiện đúng yêu cầu về sản lượng này.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ

Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.

Mỹ: “Gió đổi chiều” với các sàn giao dịch tiền điện tử Giá Bitcoin giảm gần 6% sau kế hoạch thành lập quỹ dự trữ chiến lược tiền điện tử của Mỹ

Phố Wall tiếp tục tăng điểm dù đàm phán thương mại Mỹ-Trung chưa tiến triển

Chứng khoán Phố Wall ngày 24/4 kéo dài chuỗi tăng điểm sang phiên thứ ba liên tiếpm bất chấp những phản ứng của Trung Quốc về triển vọng đạt được thỏa thuận song phương.

Phố Wall bùng nổ sau khi Mỹ bất ngờ tạm dừng hầu hết thuế quan mới Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Thị trường chứng khoán toàn cầu khởi sắc

Ngày 23/4, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent nói với các phóng viên rằng Mỹ "chưa" đàm phán với Trung Quốc về thuế quan, đồng thời gọi các mức thuế cao của cả hai nước hiện nay là “không bền vững”.

Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ

Chứng khoán Phố Wall đã bật tăng trở lại trong phiên ngày 22/4, khi các bình luận lạc quan từ quan chức Mỹ về tiến trình đàm phán thương mại với Trung Quốc đã xoa dịu tâm lý thị trường.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 200 tỷ đồng phiên đầu tuần, ngược chiều "xả" mạnh một mã chứng khoán Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc

Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 22/4, khi những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gây xáo trộn trên các sàn giao dịch toàn cầu.

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại