OPEC+ công bố kế hoạch sản lượng dầu từ nay đến cuối năm 2024

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Nga sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 500.000 thùng mỗi ngày cho đến hết năm 2024.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh hay còn gọi là OPEC+ vào ngày Chủ Nhật đã quyết định không thay đổi sản lượng dầu trong năm nay, trong khi đó Saudi Arabia tuyên bố sẽ chủ động cắt giảm sản lượng theo tính toán riêng của nước này, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Trong tuyên bố của mình, OPEC+ công bố sẽ hạn chế sản lượng ở mức khoảng 40,463 triệu thùng dầu/ngày trong giai đoạn từ nay cho đến hết năm 2024.

Trước đây, vào tháng 10/2022, OPEC+ đã đồng thuận giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu/ngày. Một số thành viên OPEC+ cũng thông báo giảm sản lượng tự nguyện hơn 1,6 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 4/2023.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Nga sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 500.000 thùng mỗi ngày cho đến hết năm 2024.

“Nga sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 500.000 thùng/ngày cho đến cuối tháng 12/2024. Đây là biện pháp phòng ngừa theo thỏa thuận với các quốc gia tham gia thỏa thuận Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+), những nước đã tuyên bố cắt giảm tự nguyện vào tháng 4”, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nói.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak vào ngày Chủ Nhật cho biết các quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện, ban đầu được tính toán sẽ được áp dụng đến cuối năm 2023, giờ đây đang được kéo dài sang cuối năm 2024.

Khi được hỏi về việc liệu Nga có tiếp tục với các quyết định giảm sản lượng dầu, Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei thừa nhận rằng hiện đang có những yếu tố chênh lệch về nguồn cung của Nga và ước tính về sản lượng dầu của Nga mà các chuyên gia phân tích và thương mại đưa ra.

Trong cuộc họp báo sau cuộc họp của OPEC+, ông Suhail al-Mazrouei nhấn mạnh: “Một số những yếu tố mà chúng ta nhìn vào Nga từ góc độ phân tích kỹ thuật sẽ không giống như thông tin từ các nguồn độc lập”.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia công bố nước này sẽ áp dụng biện pháp cắt giảm sản lượng tự nguyện ước tính khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày ngay từ tháng 7/2023, quy định cắt giảm này thậm chí có thể được kéo dài. Tổng sản lượng cắt giảm tự nguyện ước tính 1,5 triệu thùng dầu/ngày trong giai đoạn trên, sản lượng của Saudi Arabia hiện còn lại ước tính khoảng 9 triệu thùng dầu/ngày.

Quảng cáo

“Chúng tôi luôn thực hiện đúng các cam kết của chúng tôi”, ông Suhail al-Mazrouei nhấn mạnh.

Động thái của liên minh 23 nước này được đưa ra sau các cuộc đối thoại vào đêm ngày thứ bảy cũng như cuộc họp kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ trong ngày Chủ Nhật sau cuộc họp cấp bộ trưởng của các nước thành viên.

Trước cuộc họp này, Thái tử Saudi Arabia – ông Abdulaziz bin Salman vào cuối tháng 5/2023 từng cảnh báo các nhà đầu cơ trên thị trường năng lượng nên cẩn trọng. Hiện tại vẫn chưa thể rõ liệu việc giảm sản lượng trong năm 2024 sẽ mang đến sự hỗ trợ quan trọng cho giá dầu.

Hiện chưa thể rõ liệu việc giảm sản lượng trong năm 2024 có mang đến hỗ trợ dài hạn cho giá dầu hay không, đặc biệt sau nhiều tháng thị trường dầu chịu áp lực từ rối ren tài chính.

Phiên gần nhất, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai đóng cửa ở mức 76,13USD/thùng.

“Không nhà đầu tư nào dám bán khống dầu trước thềm cuộc họp sản lượng của OPEC+. Nhà đầu tư không nên đánh giá thấp những gì mà Saudi Arabia có thể làm trong các cuộc họp của OPEC+”, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại quỹ OANDA – ông Edward Moya phân tích.

Tại Mỹ, trong tuần này, các công ty năng lượng giảm số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động mạnh tay nhất tính từ tháng 9/2021. Số lượng giàn khoan dầu đang được vận hành giảm liên tiếp 5 tuần, theo số liệu được cung cấp bởi Baker Hughes Co.

Tại Mỹ, cơn bão Arlene hình thành ở vịnh Mexico gần Florida, dự kiến cơn bão này sẽ suy yếu đi trong ngày tiếp theo hoặc dịch chuyển về hướng Cuba.

Còn nếu nhìn từ phía nhu cầu, số liệu sản xuất từ Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, cho thấy bức tranh có nhiều điểm sáng tối đan xen.

Trung Quốc hiện cũng đang chịu ảnh hưởng từ các đợt sóng nhiệt, dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 6/2023, chính vì vậy lưới điện của quốc gia này sẽ chịu ảnh hưởng khi mà người tiêu dùng tại các thành phố lớn ví như Thượng Hải hay Thâm Quyến tăng cường bật điều hòa nhiệt độ.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?