Quốc Cường Gia Lai phản pháo Viện kiểm sát về mức thiệt hại ở 2 dự án mua của Tân Thuận

Phía Quốc Cường Gia Lai nêu các luận cứ cho quan điểm thiệt hại ở hai dự án thấp hơn nhiều mức mà Viện kiểm sát đề cập trong cáo trạng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Quan điểm được luật sư Đào Quang Diệu, Đoàn luật sư TP.HCM, người bảo vệ quyền lợi cho Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai (QCGL) trình bày trong phiên xử chiều ngày 14/10 vụ án Công ty Tân Thuận bán rẻ đất công là 2 dự án Khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè và khu dân cư Ven Sông, quận 7 cho QCGL, gây thiệt hại của nhà nước hơn 735 tỷ đồng.

Luật sư Đào Quang Diệu cho rằng, QCGL là bên ngay tình khi tham gia các giao dịch nhận chuyển nhượng ở 2 dự án trên. Theo đó, đại diện công ty đưa ra một số vấn đề nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan.

Về dự án KDC Phước Kiển, luật sư Diệu cho rằng, cáo trạng xác định thiệt hại ở dự án này hơn 202 tỷ đồng là không chính xác và chưa xét yếu tố tăng giá.

Luật sư đề cập, năm 2017, Công ty Tân Thuận và QCGL ký hợp đồng chuyển nhượng dự án Phước Kiển với giá hơn 419 tỷ đồng. Ngày 9/2/2018, giữa các bên ký phụ lục hợp đồng thống nhất điều chỉnh tăng giá trị hợp đồng thêm hơn 155 tỷ đồng. Như vậy tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng 32 ha Phước Kiển là hơn 574 tỷ đồng.

“Giá trị dự án do Hội đồng định giá thường xuyên trong tố tụng hình sự kết luận là hơn 621 tỷ đồng, như vậy thiệt hại thực tế chỉ là hơn 47 tỷ đồng”, luật sư phía QCGL nêu.

Ngoài ra, khi hủy bỏ chuyển nhượng dự án trên, Công ty Tân Thuận đề nghị trả cho QCGL hơn 21 tỷ đồng lãi, nhằm giảm thiệt hại do Công ty Tân Thuận giữ tiền thanh toán thời gian dài. Theo luật sư Diệu, nội dung thỏa thuận này không trái pháp luật, bởi lỗi dẫn đến hợp đồng không thực hiện được là do bên chuyển nhượng là Công ty Tân Thuận, một pháp nhân theo quy định pháp luật nên phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả của việc hủy bỏ giao dịch.

Luật sư cũng cho biết, tiền sinh lợi và sinh lãi cho công ty Tân Thuận, Văn phòng Thành ủy là xuất phát từ nguồn tiền công ty QCGL thanh toán không phải từ nguồn vốn nhà nước. Ngay tại phiên tòa, bị cáo Trần Công Thiện, cựu CEO Tân Thuận xác nhận trước tòa, đã dùng 70 tỷ đồng trong số tiền thanh toán của QCGL đầu tư kinh doanh từ giữa năm 2017 đến giữa năm 2018 thu lợi về hơn 21 tỷ đồng, chưa tính số tiền Tân Thuận dùng tiền thanh toán của QCGL đi gửi tiết kiệm. Luật sư cũng cho rằng, hơn 21 tỷ đồng lãi suất các bên thỏa thuận cũng không phải là phương tiện, công cụ phạm tội hay là chứng cứ chứng minh tội phạm nên không thể xem là vật chứng để thu hồi.

Với dự án KDC Ven Sông, theo luật sư Diệu, cáo trạng xác định thiệt hại là hơn 532 tỷ đồng trên định giá toàn bộ diện tích toàn dự án 21.894 m2 là không đúng với thực tế.

Luật sư nêu, trong toàn bộ giá trị dự án và diện tích này, Công ty Tân Thuận chỉ chiếm 55% vốn dự án, phần vốn 45% QCGL đã sở hữu qua việc mua lại từ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

Tân Thuận đã chuyển nhượng 45% trong tỷ lệ 55% vốn mà công ty này sở hữu cho QCGL, 10% vốn còn lại Tân Thuận hoán đổi thành phẩm 1.578 m2 sàn căn hộ.

Theo đó, luật sư Đào Quang Diệu đề nghị HĐXX xem xét xác định lại giá trị thiệt hại của dự án KDC Ven Sông này. Vị này cho rằng, không thể tính thiệt hại của 45% mà QCGL mua của Hoàng Anh Gia Lai, cũng như 10% mà Công ty Tân Thuận đang giữ lại để nhận thành phẩm.

Ngoài ra, theo luật sư, chưa kể quá trình thực hiện đầu tư xây dựng dự án, QCGL đã chi và sẽ chi hơn 63 tỷ đồng là số tiền đáng lẽ Công ty Tân Thuận phải có nghĩa vụ thực hiện.

“QCGL khi thực hiện các giao dịch trên với công ty Tân Thuận tính đến nay không có gây thiệt hại đối với Công ty Tân Thuận nói riêng và nhà nước nói chung. Vì vậy, công ty đề nghị HĐXX công nhận cho công ty tiếp nhận phần đất còn lại hơn 9.900 m2, sau khi công ty đã thanh toán đủ 45% vốn như thỏa thuận, để tiếp tục hoàn thành dự án và các công trình tiện ích kết nối cho cư dân tại dự án”, luật sư phía QCGL cho biết tại tòa.

Bên cạnh đó, luật sư cho biết QCGL sẵn sàng đóng tiền chênh lệch giá tăng theo định giá của Hội đồng định giá thường xuyên trong tố tụng hình sự.

Theo cáo trạng, tại Dự án Phước Kiển, các bị cáo đã chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích hơn 32ha đất của Công ty Tân Thuận cho QCGL, gây thất thoát tài sản của Nhà nước số tiền 202 tỷ đồng.

Tại dự án Ven Sông, Tân Thuận ký Hợp đồng với QCGL, với giá chuyển nhượng là 20.000.000 đồng/m2, dẫn đến Nhà nước thiệt hại 532 tỷ đồng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Quang cảnh hội thảo

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) và đại diện các bộ, ban, ngành tổ chức buổi chia sẻ về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Sáng 25/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố tháng 4/2024 để xem xét một số nội dung theo chương trình công tác năm 2024 và chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Chat với BizLIVE